Quyền lực thuộc về Nhân dân!

12:14 | 13/05/2021
“Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân”, trên nền tảng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhân dân thông qua lá phiếu của mình để lựa chọn ra các vị đại biểu Quốc hội (cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất), đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ở địa phương) để đại diện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.
Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho Ngày hội toàn dân Tâm tư, nguyện vọng của người lao động trước ngày bầu cử Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ sớm có hướng dẫn phòng dịch Covid-19 khi bầu cử
Quyền lực thuộc về Nhân dân!
Ảnh minh họa

Cũng giống như trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp, đặc biệt là Đại hội Đảng lần thứ XIII, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần, trên mạng xã hội cũng như thông tin lề trái xuất hiện nhiều bài, nhiều thông tin bình phẩm không đúng với bản chất của vấn đề.

Bầu cử là vấn đề nội hàm chính trị, bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ thể chế chính trị nào cũng phải tiến hành bầu cử. Bên cạnh mẫu số chung, thì mỗi thể chế chính trị có cách bầu cử riêng để phù hợp với thực tiễn chính trị, văn hóa- xã hội của quốc gia đó.

“Nhà nước của dân, do dân và vì dân” đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo toàn diện thông qua cơ chế, chính sách, nhưng Đảng không làm thay Nhà nước. Tất cả các ứng viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (cả ứng viên được cử trong các cơ quan của tổ chức chính quyền, hệ thống chính trị, đoàn thể - xã hội và ứng viên tự ứng cử), đều phải trải qua các bước “sàng lọc” rất cụ thể.

Từ đề xuất, bỏ phiếu tại cơ quan, ý kiến cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, rồi đến qua mấy lần Hiệp thương tại Mặt trận Tổ quốc các cấp… xem xét kỹ lưỡng từ trình độ, đạo đức, lối sống… mới đi tới “chốt” danh sách cuối cùng để nhân dân, cử tri bầu.

Trong quá trình bầu cử, rất công khai minh bạch. Sau khi chốt danh sách các ứng viên tại các đơn vị bầu cử, ứng viên đó trước ngày bầu cử từ 2-3 tuần có nghĩa vụ đi tiếp xúc cử tri. Tại đây, cử tri sẽ được nghe trực tiếp ứng viên, “đại biểu” của mình trình bày chương trình hành động.

Tiếp đó, danh sách các ứng viên, gồm tiểu sử tóm tắt không chỉ được dán nơi, điểm bỏ phiếu mà còn phát đến mỗi nhà dân. Tại đây, cử tri sau khi nghiên cứu kỹ có quyền bỏ phiếu đại biểu của mình.

Quy trình và cách thức rất chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch chứ không phải chưa bầu đã biết ai trúng cử như một số thông tin xuyên tạc trên các trang mạng xã hội.

Bầu cử, đi bầu cử vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm của mỗi công dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, góp phần vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”!

H.L

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này