Đẩy mạnh các “Tổ ứng phó khẩn cấp” chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động 2.000 “Túi An sinh Công đoàn” tiếp tục tới tay đoàn viên, người lao động khó khăn |
Văn bản nêu rõ, việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp; đời sống, việc làm của người lao động đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Để tiếp tục đồng hành, chia sẻ với khó khăn của đoàn viên, người lao động trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài; để người lao động yên tâm “ai ở đâu ở yên đấy” góp phần cùng Thành phố sớm đẩy lùi dịch bệnh, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khẩn trương thực hiện một số nội dung chăm lo cho đoàn viên, người lao động.
![]() |
LĐLĐ thành phố Hà Nội yêu cầu các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khẩn trương thực hiện một số nội dung chăm lo cho đoàn viên, người lao động. |
Theo đó, LĐLĐ quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19; duy trì mô hình hoạt động “Siêu thị 0 đồng”, “Chuyến xe Siêu thị 0 đồng”... để tiếp nhận, vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu hỗ trợ kịp thời cho người lao động bị ngừng việc, mất việc làm do dịch bệnh Covid-19 tại các doanh nghiệp, khu nhà trọ công nhân; đoàn viên, người lao động trong các khu vực bị cách ly, phong tỏa trên địa bàn (Theo văn bản số 449/LĐLĐ ngày 09/8/2021 của LĐLĐ Thành phố).
Đẩy nhanh việc rà soát đối tượng để kịp thời thực hiện hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, theo Quyết định 2606/QĐ-TLĐ ngày 19/5/2021 của Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; hướng dẫn số 10/HD-LĐLĐ ngày 27/5/2021; văn bản số 462/LĐLĐ ngày 13/8/2021 của Liên đoàn Lao động Thành phố về “Sửa đổi, bổ sung quyết định 2606/QĐ-TLĐ và hướng dẫn số 10/HD-LĐLĐ” trên tinh thần linh hoạt, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người lao động sớm nhận được hỗ trợ của tổ chức Công đoàn.
LĐLĐ quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cũng phải phối hợp với Ủy ban nhân dân, các phòng, ngành chức năng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội của địa phương triển khai, giám sát thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19; Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về một số chính sách đặc thù hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 đảm bảo công khai, minh bạch, không bỏ sót đối tượng thụ hưởng.
Đồng thời phối hợp với chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương kêu gọi, vận động các chủ nhà trọ trên địa bàn miễn, giảm giá thuê nhà trọ cho công nhân, đồng hành, chia sẻ khó khăn với người lao động vượt qua dịch bệnh.
Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở khẩn trương triển khai, thực hiện báo cáo kết quả hỗ trợ về LĐLĐ Thành phố theo quy định; trong thực hiện nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh đề nghị báo cáo về LĐLĐ Thành phố (qua “Tổ ứng phó khẩn cấp”) để được chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.
Phương Ngân
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/ho-tro-khan-cap-dot-3-cho-doan-vien-nguoi-lao-dong-gap-kho-khan-do-dich-covid-19-128792.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này