TPHCM: Đưa vào hoạt động Ngôi nhà Ánh Dương hỗ trợ người bị bạo lực về giới

16:34 | 21/06/2022
Ngày 21/6, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm dịch vụ một cửa (OSSC) hay còn gọi là “Ngôi nhà Ánh Dương” hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Cơ hội kích cầu cho doanh nghiệp trong Ngày hội Du lịch TP.HCM 2022 TPHCM: Thông tin về lô vắc xin ngừa Covid-19 được gia hạn đang tiêm cho trẻ Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh phải tạo đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế LĐLĐ TP.HCM tặng quà, trao học bổng cho trẻ khuyết tật, mồ côi

Đây là Ngôi nhà Ánh Dương đầu tiên ở các tỉnh phía Nam và cũng là ngôi nhà thứ 3 trên cả nước được thành lập trong khuôn khổ dự án do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Phát biểu tại lễ khai trương, bà Nguyễn Kiều Nga, Quyền Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên chia sẻ: Mục đích hoạt động của Ngôi nhà Ánh Dương nhằm phát hiện, ngăn chặn và hỗ trợ những người bị bạo lực. Trung tâm cung cấp dịch vụ, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, tư vấn, dịch vụ xã hội, nhà tạm lánh, bảo vệ từ công an, dịch vụ pháp lý, tư pháp và chuyển tuyến. Tất cả các dịch vụ được cung cấp tại Ngôi nhà Ánh Dương đều dựa trên nguyên tắc lấy người bị bạo lực làm trung tâm, trong đó người bị bạo lực được tôn trọng và nhân phẩm được bảo vệ, đồng thời đảm bảo quyền riêng tư và bí mật.

TPHCM: Đưa vào hoạt động Ngôi nhà Ánh Dương hỗ trợ người bị bạo lực về giới
Chính thức đưa Ngôi nhà Ánh Dương vào hoạt động sáng 21/6.

Theo bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam mong muốn chương trình sẻ đảm bảo rằng tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam, bao gồm những người dễ bị tổn thương nhất, có quyền được sống một cuộc sống không có bạo lực và không bị tổn hại về nhân phẩm.

Theo Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên, kết quả điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy gần 2 trong số 3 phụ nữ Việt Nam (62,9%) đã trải qua ít nhất một trong các hình thức bạo lực về thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực tâm lý và hoặc bạo lực kinh tế trong cuộc đời. Một nửa số phụ nữ từng bị bạo lực về thể chất và/hoặc bạo lực tình dục do người chồng/bạn tình gây ra không kể cho bất cứ ai về tình trạng của họ và hầu hết những người trong số họ (90,4%) đã không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào.

Thành Đồng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này