Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất mạnh nhất trong 30 năm qua Chứng khoán thế giới phiên 22/6 đi xuống sau cam kết của Fed |
Tại Talkshow Chọn danh mục kỳ 12 với chủ đề “Khơi dòng vốn sản xuất kinh doanh” do báo Đầu tư tổ chức, ông Nguyễn Thế Minh cho biết, với số liệu lạm phát tháng 6 như trên và đã có chuỗi tăng trước đó, rõ ràng, áp lực Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, cụ thể là tăng lãi suất, có thể mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Lịch sử thị trường Mỹ từ năm 1995 tới nay, tỷ lệ lạm phát và giá cả hàng hóa, cũng như diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ có mối tương quan lẫn nhau. Vì công thức tính CPI vẫn xuất phát từ giá hàng hoá, mà trong thời gian qua, giá hàng hoá hầu hết tăng nóng đã khiến lạm phát tăng theo.
Đặc biệt, trong năm 2022, tốc độ tăng CPI của Mỹ vượt trội và mạnh hơn so với tốc độ tăng giá hàng hoá. Trong khi thông thường, giá hàng hoá sẽ tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng chỉ số CPI.
Theo Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, một phần nguyên nhân là ngoài giá cả hàng hoá cơ bản, dầu, thì còn đến từ các giá dịch vụ cũng ghi nhận tăng. Cuối năm 2021, có thấy rõ các đợt tăng giá dịch vụ, đặc biệt là chi phí logistic rất cao. Tổng hòa các yếu tố này ảnh hưởng đến lạm phát Mỹ tháng 6 vẫn ở mức cao.
Ngoài ra, việc Fed thắt chặt trong các cuộc họp tới (sau cuộc họp tháng 7) có thể nhẹ nhàng hơn. Còn riêng tháng 7, theo dự báo đặt cược của CME, có tới 78% Fed tăng 1 điểm phần trăm trong lần này, cũng có kịch bản tăng 0,75 điểm phần trăm. Vậy tức xác suất cao thì lãi suất tăng ít nhất 0,75 điểm phần trăm.
![]() |
Bảng đồ nhịp tăng giảm của thị trường Mỹ từ năm 1998 cho đến nay do ông Minh cung cấp. |
Thống kê của Yuanta, lịch sử từ năm 1900 đến nay, có 10 trường hợp Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm trên 10%, xác suất cao là 68% chỉ số Dow Jones tăng hồi phục trong 6 tháng cuối năm. Năm 2022, Dow Jones đã giảm hơn 20% từ tháng 4, nếu theo lịch sử, thì có xác suất cao có kịch bản trong nửa cuối năm chỉ số Dow Jones sẽ tăng, với mức tăng là 4,45%, và trung bình là 7%.
Mức tác động của lạm phát thời gian qua chủ yếu từ các yếu tố ngắn hạn, như xung đột Nga - Ukraine, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do Covid-19. "Hiện tại, chưa có dấu hiệu đáng lo ngại rằng, các đợt suy thoái thời gian tới sẽ mở rộng ra thành các đợt khủng hoảng", ông Minh nhận định.
Giao dịch chứng khoán ngày 15/7, VN-Index có thanh khoản tốt với 604 triệu đơn vị, tương đương với 13.116,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, áp lực bán gia tăng cuối phiên cùng sự suy yếu của nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán, khiến thị trường tuột mốc 1.180 điểm. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, chứng khoán ngày 15/7, VN-Index giảm 2,92 điểm, tức âm 0,25% xuống còn 1.179,25 điểm. Toàn HOSE có 215 mã tăng, 10 mã trần, 68 mã đứng ở tham chiếu, 233 mã giảm và 3 mã giảm sàn. Riêng rổ VN30 có tới 22 mã giảm điểm và chỉ còn 6 mã tăng. Nhìn chung, cổ phiếu HPG đã có phiên giao dịch bùng nổ khi đóng cửa tăng 4,5%, cùng thanh khoản tăng vọt, đạt xấp xỉ 47,7 triệu đơn vị. Ngoài ra, các mã khác như TPB, VPB, VRE, TCB, VIC cũng có được sắc xanh nhưng với mức tăng nhẹ trong khoảng 0,5%. Nhóm thép trở lại mạnh mẽ, trong đó, HSG tăng 1,11%, NKG tăng hơn 2%, TLH tăng hơn 3%, VGS tăng 3,91%, DTL tăng 1,15%. Tuy nhiên, những mã được coi là triển vọng nay lại giảm sâu, phải kể đến BVH mất 2,4%, SSI giảm 1,9%, MWG giảm 1,8%… các mã lớn VNM, MSN cũng giảm hơn 1%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng với VCB, BID, MBB… có sự điều chỉnh nhẹ. Sàn HNX có 89 mã tăng và 99 mã giảm, HNX-Index giảm 0,36 điểm (-0,13%) xuống 284,4 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 64,23 triệu đơn vị, giá trị 1.265,66 tỷ đồng. Duy nhất chỉ UpCoM-Index tăng 0,13 điểm (+0,15%), lên 87,32 điểm. |
Quang Linh
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/goc-nhin-tu-chuyen-gia-khi-lam-phat-my-tiep-tuc-lap-dinh-143154.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này