![]() | Không thể không điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2019 |
![]() | Không thể không tăng lương tối thiểu vùng |
![]() | Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị chưa chốt mức tăng lương tối thiểu |
Theo đại diện TLĐLĐ Việt Nam, mức tăng này tuy chưa đáp ứng được kỳ vọng, nhưng Tổng LĐLĐVN chấp nhận với tinh thần tạo cho doanh nghiệp (DN) có điều kiện phát triển tốt hơn, tạo đà để có nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao hơn nữa hiệu quả.
![]() |
Ảnh minh họa |
Từ đó DN quay lại quan tâm và phục vụ NLĐ được tốt hơn. Với mức tăng này, để thực hiện lộ trình đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, nếu các tính toán không thay đổi thì khả năng LTTV năm 2020 phải tăng 6-7%.
Còn đại diện doanh nghiệp thì cho rằng, mong muốn lớn nhất của doanh nghiệp là làm sao có lợi nhuận cao để đóng thuế nhiều cho Nhà nước và trả lương cao cho NLĐ. Đặt trong bối cảnh hiện nay, việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 lên trên 5% là chấp nhận được.
Tuy nhiên, để giúp cộng đồng doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đặc biệt là chiến tranh thương mại Trung- Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì Chính phủ cần tiếp tục có các giải pháp cắt giảm chi phí đầu vào để doanh nghiệp bớt khó khăn.
Mừng vì LTTV tăng, song một số người lao động vẫn không ít băn khoăn. Cụ thể theo họ nếu lương tối thiểu tăng khoảng 160- 200 nghìn đồng/người/tháng mà các chỉ số tiêu dùng như giá điện, giá nước, giá thuê nhà, giá dịch vụ sinh hoạt lại “té nước theo mưa” thì việc tăng lương tối thiểu không còn mấy ý nghĩa. Bởi thế, cùng với việc tăng lương, Nhà nước cần có các cơ chế quản lý giá và các phúc lợi an sinh tốt hơn nhằm giúp NLĐ ngày càng có cuộc sống tốt hơn.
Hương Phạm
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/ky-vong-va-nguyen-vong-78491.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này