Năm nào cũng vậy, hội làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) diễn ra từ mồng 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch lại tưng bừng trong điệu múa "con đĩ đánh bồng" của các chàng trai giả gái theo đoàn ruớc kiệu.
Tích xưa kể rằng, để khích lệ tinh thần tướng sĩ, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đã cho binh lính đóng giả làm gái, đeo trống múa bồng, khi ông tập kết quân sĩ tại làng Triều Khúc để vây đánh quân nhà Đường vào khoảng thế kỷ thứ 8. Từ đó, để tưởng nhớ công ơn của ông, cứ đến mùa xuân, dân làng lại tổ chức lễ rước Thành Hoàng, trong đó không thể thiếu điệu múa "con đĩ đánh bồng".
 |
Những "con đĩ" tham gia hội làng đều nhận được những ánh mắt tỏ ra thích thú từ những người xem hội. Cao Ngọc đã có 4 năm múa bồng, em cho biết, thời gian đầu mới tham gia rất ngại vì hay bị các bạn nữ trêu ghẹo, nhưng dần rồi cũng quen, sau 4 năm tham gia hội làng Ngọc không còn ngại nữa mà thấy vui vì múa dẻo, được nhiều người khen. |
 |
Đội tế làm lễ xin rước kiệu. |
 |
Mở đầu lễ hội là nghi thức rước kiệu. Kiệu rước vua Phùng Hưng từ Đình Đại ra Đình Sắc để tổ chức Lễ Rước Sắc mang ý nghĩa mời Ngài về ngự tại đại đình làng, mừng ngày đăng quang, cảm tạ Ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, an lành. |
 |
Dọc theo đường có kiệu rước đi qua, người dân bày mâm lễ vật, thành kính dâng lên Ngài. |
 |
Đông đảo người dân làng Triều Khúc và khách thập phương về dự hội. Không ai đứng trên tầng cao, tất cả đều đứng thấp hơn kiệu để tỏ lòng thành kính. |
 |
Điệu múa Sênh tiền do các bé gái được tuyển chọn trong làng vừa múa vừa đi lùi để rước kiệu Thánh. |
 |
"Con đĩ đánh bồng" chỉ được múa khi đã rước được Ngài lên kiệu trở về đình Sắc. |
 |
Tất cả các "con đĩ" được tuyển chọn tham gia điệu múa phải là trai chưa vợ, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, con nhà gia giáo. |
 |
"Con đĩ" già nhất làng Triều Khúc là nghệ nhân Triệu Đình Hồng. Ông cho biết, mình đã 74 tuổi và có hơn 45 năm gắn bó với nghề "làm đĩ" và hóa trang cho các "con đĩ" tham gia hội làng. |
Bài và ảnh: Cao Mạnh Tiến