Chuyện bảo tồn và giữ nghề truyền thống
Đưa sản phẩm làng nghề đến tay du khách Đặc sắc đồ thủ công mỹ nghệ tại Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022 |
Còn đó những trăn trở...
Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề ở ngay khu vực trung tâm Thành phố cũng bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Chẳng khó để thấy nhiều nghề, làng nghề như: Làm giấy dó Bưởi (quận Tây Hồ), tết thao Triều Khúc (huyện Thanh Trì)… đã dần bị lãng quên. Người làng nghề dần buông bỏ nghề. Phải khẳng định, sự mai một của làng nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi một nghề gắn liền với kế sinh nhai của người dân, mà quan trọng hơn đó là mất đi một ngành nghề truyền thống, mất đi nét văn hóa của cả vùng miền.
Những vẻ đẹp của nghề và làng nghề Hà Nội cần được gìn giữ và phát huy. Ảnh: Giang Nam |
Đó là những nghề và làng nghề tại khu vực trung tâm Thủ đô. Nhìn xa hơn, ở khu vực xứ Đoài xưa - dải đất Quốc Oai, Thạch Thất, Sơn Tây xưa vốn nổi tiếng về nghề khai thác và chế tác đá ong. Đặc biệt là xã Bình Yên (huyện Thạch Thất) là nơi được biết đến với nguồn đá ong phong phú và chất lượng vào loại tốt nhất cả nước. Tuy nhiên, vòng xoáy kinh tế thị trường cũng khiến nghề nơi đây chịu nhiều tác động. Hiện lớp người trẻ thường ưa thích tìm đến các công xưởng, nhà máy làm việc hơn là dãi dầu nắng mưa, ngồi đẽo gọt những phiến đá ong ẩm mùi hương đất. Thứ nữa, dịch Covid-19 khiến tình hình kinh tế, sản xuất tại làng nghề bị đình trệ, đời sống người lao động vì thế mà khó khăn hơn, các xưởng đá khó duy trì, đảm bảo được tiền công nuôi thợ nên cũng phải tạm dừng hoạt động ít nhiều.
Ông Vương Văn Hùng, chủ cơ sở chế tác đá Hùng Châu – một trong những người được mệnh danh “đôi bàn tay vàng” trong vùng chia sẻ, cho đến nay nhiều người già trong vùng vẫn hoài niệm. Tại Bình Yên, có thời điểm người người, nhà nhà đều gắn mình hoặc gián tiếp gắn với nghề đá ong. Đá ong nuôi sống họ, nuôi sống gia đình họ, nuôi sống tương lai và hi vọng. Nay mọi thứ khác hẳn, số lượng các cơ sở chế tác đá hiện còn đếm được trên đầu ngón tay, cánh thợ thạo việc cũng chỉ độ hơn trăm người.
Cùng ở Thạch Thất, cách Bình Yên không xa, nghề rối nước tại xã Chàng Sơn cũng đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn để tồn tại. Ông Nguyễn Văn Dậu - Trưởng phường rối nước Chàng Sơn cho biết, rối Chàng Sơn có điểm khác biệt so với những vùng có nghề rối khác là nơi đây nghệ nhân chỉ sử dụng dây để điều khiển con rối chứ không dùng sào. Con rối nhờ thế có thể đi xa buồng trò đến gần khán giả, các động tác của con rối uyển chuyển, sinh động hơn. Tuy nhiên, do guồng quay của kinh tế thị trường dần rối nước Chàng Sơn chỉ có thể hoạt động cầm chừng.
Trăn trở lớn nhất của ông Dậu là nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của phường rối. Các đạo cụ biểu diễn đã xuống cấp rất nhiều. Việc tạo ra một bộ rối mới hoàn chỉnh cũng cần nguồn chi phí rất cao. Cùng đó, không ít những nghệ nhân đã phải bỏ nghề vì những khó khăn của cuộc sống. Còn lại số ít những nghệ nhân tâm huyết với nghề như ông Dậu, muốn gắn bó với rối nước của Chàng Sơn thì đã bước sang tuổi xế chiều.
Chuyển mình để thích ứng
Hà Nội có rất nhiều nghề truyền thống đang được quan tâm gìn giữ phát huy giá trị trong đương đại như: Nghề dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông); dệt tơ tằm, tơ sen Phùng Xá (huyện Mỹ Đức); khảm trai, sơn mài Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên); chuồn chuồn tre Thạch Xá (huyện Thạch Thất)… Sau hàng trăm năm gìn giữ và phát triển, những sản phẩm của các làng nghề truyền thống kể trên đã vượt ra khỏi khuôn khổ địa phương để đến với khách hàng trên cả nước và ra quốc tế.
Chẳng khó để thấy, với làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, dịp SEA Games 31 vừa qua, đây là điểm đến khám phá, trải nghiệm lý tưởng đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Hiện làng lụa Vạn Phúc có khoảng 300 hộ dệt, kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Để phục vụ khách du lịch, đặc biệt trong dịp SEA Games 31, các gian hàng trong khu phố Lụa được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. Đặc biệt, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề.
Ảnh: Giang Nam |
Ngoài sự chuyển mình để thích ứng của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, nhiều địa phương cũng đã chú trọng đến công tác phát triển, khơi gợi sức mạnh nội tại của làng nghề truyền thống để phát triển, nâng cao thu nhập của người dân. Làng nghề bánh tẻ Phú Nhi thuộc Phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây) là ví dụ. Theo đó, trong các làng nghề truyền thống của thị xã Sơn Tây, nghề làm bánh tẻ ở Phú Nhi đang có sự phát triển sôi động nhất. Đến phường Phú Thịnh bất kỳ ai cũng có thể phần nào thấy cảnh nhộn nhịp của nghề. Bởi đây là đặc sản không thể thiếu vào mỗi dịp lễ tết của nhiều gia đình trên địa bàn và là lựa chọn của đông đảo khách du lịch mỗi khi tới thăm vùng đất Sơn Tây.
Theo tìm hiểu, hiện nay trên địa bàn phường Phú Thịnh có hàng chục cơ sở sản xuất bánh tẻ thường xuyên với số lượng lớn và nhiều cơ sở làm theo thời vụ, tập trung ở các khu vực như Tổ dân phố Phú Nhi 1, 2, 3 và tổ dân phố Hồng Hậu. Có những gia đình sản xuất với số lượng lớn từ 2.000 – 3.000 chiếc/ngày. So với làm nông nghiệp, làm bánh tẻ vất vả hơn do phải thức khuya, dậy sớm, nhưng cho thu nhập khá hơn.
Được biết, năm 2007, Phú Nhi được công nhận làng nghề sản xuất bánh tẻ truyền thống, danh hiệu làng nghề đầu tiên tại thị xã Sơn Tây. Năm 2010, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp bằng công nhận thương hiệu Bánh tẻ Phú Nhi cho làng nghề. Được sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế thị xã, các hộ sản xuất bánh tẻ đã được đăng ký sử dụng tem nhãn của làng nghề Phú Nhi trên sản phẩm. Qua đó góp phần đưa sản phẩm Bánh tẻ Phú Nhi trở thành thương hiệu hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề bánh tẻ ngày càng phát triển.
Nhìn từ làng nghề truyền thống này có thể thấy việc khôi phục nghề làm bánh tẻ truyền thống Phú Nhi không chỉ đơn thuần là gìn giữ giá trị văn hoá, tinh thần, góp phần phát triển ngành du lịch của địa phương, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân khi diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp.
Đó là sự chuyển mình để thích ứng tại một số địa phương tiêu biểu như Hà Đông, Sơn Tây… quanh câu chuyện phát triển làng nghề truyền thống, yếu tố nhân lực, thợ nghề cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng làng nghề dần mai một hiện nay. Nói cách khác, nhiều làng nghề số nghệ nhân đã vào tuổi “xưa nay hiếm”, thợ có tay nghề lại đếm trên đầu ngón tay. Lớp thanh niên phần lớn đều không mặn mà với nghề. Hầu hết họ đều muốn thoát ly khỏi quê hương và tìm một nghề khác thức thời hơn. Ngoài ra, vấn đề thiếu vốn, khả năng cải tiến mẫu mã kém, mức độ nhạy cảm với thị hiếu tiêu dùng không cao dẫn đến việc duy trì, phát triển nghề truyền thống trở nên rất khó khăn.
Rõ ràng, phát huy giá trị làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống thu nhập của người dân là một trong những công việc quan trọng bậc nhất ở thời điểm hiện tại. Để các làng nghề truyền thống thoát khỏi tình trạng khó khăn, điều quan trọng là xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển bền vững cho các làng nghề. Ngoài ra, để lưu giữ tinh hoa làng nghề, nhìn từ góc độ làng nghề thì các cấp chính quyền cần vào cuộc thực chất, chủ động hơn trong phát triển thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm. Thêm vào đó, các vùng đất có nghề cần chú trọng việc đào tạo truyền dạy nghề, xem đây là công việc rất bức thiết./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43