Chuyện cô giáo người Mường

Cô giáo Hà Ánh Phượng (giáo viên tiếng Anh, Trường Trung học phổ thông Hương Cần, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) gây ấn tượng khi trở thành một trong 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu do Tổ chức Varkey Foundation bình chọn. Mỗi lần nhắc đến câu chuyện của mình, cô Phượng thường nói rằng bản thân chỉ là một giáo viên bình thường bước ra từ vườn chuối, nỗ lực để nhìn thấy thế giới gần hơn.
Cô giáo hết lòng vì học sinh Chuyện cô giáo 27 năm gắn bó với nghề “ươm mầm tương lai”

Giáo viên top 10 toàn cầu

Trò chuyện với cô giáo Hà Ánh Phượng (29 tuổi), cô giáo người Mường vừa được tổ chức Varkey Foundation bình chọn là một trong 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu, chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi sự tự tin và bản lĩnh toát ra từ nữ giáo viên còn rất trẻ.

Chuyện cô giáo người Mường
Lớp học được bố trí “phi truyền thống” của cô giáo Hà Ánh Phượng (Ảnh: Thúy Nga)

Trong mỗi tiết học, cô Phượng đóng vai trò là người điều phối, học sinh quay mặt vào nhau, ngồi theo từng nhóm thảo luận sôi nổi. Trên màn chiếu, những bạn bè ngoại quốc tương tác trực tiếp với học sinh. Nhìn cách các em trò chuyện và tự tin trao đổi bằng tiếng Anh, ít ai nghĩ đây lại là lớp học của một ngôi trường miền núi Phú Thọ với hơn 80% học sinh là người dân tộc Mường. Đây cũng chính là điều “kỳ tích” mà không ai dám tin vào thời điểm 2 năm về trước, kể cả cô Phượng.

Cô Phượng kể, trước khi xây dựng được những lớp học đặc biệt như vậy, cô giáo trẻ đã phải nỗ lực rất nhiều. Sinh ra và lớn lên từ vùng quê Yên Lập, một huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ, nhà đối diện một trường học, ngay từ bé cô Phượng đã thích trở thành giáo viên. Bằng sự tự học và quyết tâm ngay khi còn trên ghế nhà trường, cô Phượng thi đỗ vào Trường Đại học Hà Nội. Sau đó tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại ưu cũng tại chính ngôi trường này. Rời khỏi giảng đường, mặc dù được một công ty nước ngoài mời về làm giám đốc đại diện với mức lương ngàn đô, nhưng cô Phượng vẫn quyết định trở về quê hương làm một cô giáo dạy trường làng.

Hơn ai hết, từng là học sinh nội trú, cô Phượng thấu hiểu những khó khăn mà học sinh miền núi gặp phải khi tiếp cận với tiếng Anh. Ngày nói ra quyết định của mình, cô Phượng nhớ như in sự ngạc nhiên của bạn bè, những lời can ngăn của mọi người xung quanh: “Rất nhiều người khuyên ngăn tôi lúc đó, có người bảo tôi điên. Cô bán bún đậu ở cổng trường nói với tôi rằng chắc gì người dân tộc đã biết nói tiếng Kinh, tôi về đó thì dạy Tiếng Anh cho ai. Bạn bè tôi thì bảo, nếu về, tôi tụt hậu là cái chắc”.

Tuy nhiên, trong thâm tâm của mình, cô Phượng lại cho rằng, việc ở nông thôn hay thành phố, đó đều không phải là rào cản. Với giáo viên, việc ngừng học mới chính là sự tụt hậu. “Người ta vẫn nghĩ người dân tộc thiểu số học Tiếng Anh là bất lợi nhưng tôi luôn có niềm tin vào các em học sinh của mình. Bởi ngay từ khi sinh ra các em đã là những đứa trẻ đa ngôn ngữ do học cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc mình. Vì vậy, việc học thêm một ngôn ngữ nữa là lợi thế chứ không phải là bất lợi”- cô Phượng cho biết.

Chia sẻ với chúng tôi việc trở thành một giáo viên toàn cầu, cô Phượng chỉ cười và khẳng định bản thân mình chỉ là một giáo viên bình thường bước ra từ vườn chuối. Đây không phải là cách nói ví von mà xuất phát từ câu chuyện có thật. Đó là một buổi sinh hoạt chuyên môn xung quanh mô hình lớp học xuyên biên giới, do nhà bị mất điện nhưng không muốn dang dở sự kết nối, cô Phượng đành ra ngồi ở vườn chuối “bắt ké” Internet nhà hàng xóm để có thể tiếp tục giao lưu với thầy cô khắp địa cầu. “Từ “vườn chuối” nhà mình tôi thật sự thấy được thế giới gần hơn”, cô Phượng chia sẻ. Mong muốn học sinh của mình cũng được nhìn thấy thế giới ngoài kia rộng lớn, trong mỗi tiết dạy của mình, cô Phượng luôn cố gắng khiến học trò được “sống tự nhiên” trong ngôn ngữ mới. Đồng thời tạo ra động lực trong sâu thẳm các em, rằng phải học để thay đổi cuộc đời. Học để vươn ra thế giới và học để trở thành những công dân toàn cầu.

Những “tiết học xuyên biên giới”

Quay trở về quê hương với những tiết học vượt ra ngoài những bức tường, cô Phượng luôn tâm niệm “Anh ngữ là sinh ngữ”, học ngoại ngữ phải có môi trường mới hiệu quả được. Vì vậy, cô Phượng đã lên mạng tìm kiếm và kết nối. Năm 2018, khi tham gia một cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin của Bộ Giáo dục và đào tạo, cô Phượng biết tới Diễn đàn giáo dục toàn cầu của Microsoft - nơi cộng đồng giáo viên trên khắp thế giới cùng thiết kế bài học, chia sẻ chuyên môn và hỗ trợ lẫn nhau. Điều này khiến cô Phượng vô cùng hào hứng.

Chuyện cô giáo người Mường
Cô Phượng với những tiết học xuyên biên giới (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Bằng cách tham gia vào cộng đồng giáo viên toàn cầu, cô Phượng đã “thu hẹp khoảng cách địa lý”, kết nối học sinh của mình với giáo viên và học sinh của các nước khác, mở ra những lớp học xuyên biên giới nhờ công cụ Skype. Lúc đầu, việc kết nối chỉ mang tính giao lưu, sau đó cô Phượng đã thiết kế bài giảng từ sách giáo khoa. “Ví dụ, sách giáo khoa có bài đọc về Dangdut – loại nhạc dành cho giới trẻ ở Indonesia. Thông thường, học sinh sẽ đọc bài trong sách rồi tìm ra ý chính và làm bài tập là kết thúc tiết học. Thế nhưng, tôi đã liên hệ với một cô giáo người Indonesia trên diễn đàn, kết nối Skype rồi cho học sinh xem các bạn ở Indonesia hát, múa và chia sẻ về thể loại nhạc đó. Học sinh cả 2 nước sẽ cùng trình diễn, múa hát cho nhau nghe. Vì thế, ai cũng cảm thấy thích thú và hào hứng. Các em nhờ thế cũng sẽ nhớ bài học sâu hơn, tự tin hơn khi giao tiếp và còn tăng cả những hiểu biết về văn hóa, xã hội”- cô Phượng kể.

Cô Phượng cũng thiết kế các tiết học để học sinh giới thiệu các đặc sản vùng miền hay các văn hóa dân tộc của chính quê hương mình. Trong tiết học như vậy, các em học sinh trở thành các “diễn viên” trên sân khấu để biểu diễn các điệu múa dân tộc hay làm “ẩm thực gia” để quảng bá các món ăn của Việt Nam với bạn bè quốc tế…Cứ như vậy, học sinh của cô Phượng từ học sinh miền núi vốn rụt rè, từng cúi gằm mặt xuống khi nhìn thấy một thầy giáo Tây xuất hiện trên màn hình, đùn đẩy nhau nói chuyện và chỉ dám vẫy tay chào “Hello”, giờ đây đã có thể tự tin giao tiếp với những người bạn ngoại quốc. Và chẳng cần visa, cả cô và trò đã cùng nhau “đi du lịch” tới hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Cũng kể từ khi được vinh danh là 1 trong 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu, cô Phượng nhận thấy mình càng cần cố gắng hướng tới cộng đồng nhiều hơn. Vì thế, cô đã trực tiếp đi chia sẻ về mô hình lớp học xuyên biên giới tới giáo viên tại các tỉnh thành trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, cô giáo trẻ còn làm hơn 100 video dạy tiếng Anh miễn phí phát trên kênh YouTube; cùng học sinh thực hiện dự án quốc tế “Phòng chống bắt nạt trẻ em trên không gian mạng” nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng tự bảo vệ mình. Bên cạnh những thành công của mình, cô Phượng vẫn có điều mong mỏi, đó là “chiếm lĩnh” trái tim của học trò, để truyền cảm hứng và giúp các em trở thành những công dân toàn cầu./.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Theo phương án mới nhất, dự kiến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An sẽ sáp nhập 33 phường, xã hiện tại còn 6 phường, trong đó có phường Cửa Lò.
Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Sáng ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội với chủ đề “Sách mở rộng thế giới tư duy”.
Mùa cây “thay áo”

Mùa cây “thay áo”

Hà Nội đang bước vào mùa cây thay lá. Nhiều người bạn của tôi cùng nhận ra, những mảng sắc màu đa sắc của lá trong phút “tàn phai rực rỡ” biến chuyển khiến phố Hà thành như một bức tranh của Levitan. Nhưng với tôi, vũ điệu của lá khi trút xuống mang vẻ đẹp huyền ảo riêng có.
Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Ra huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà không một lần đặt chân kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài Hải đội Hoàng Sa rồi tới giếng Vua còn được người dân gọi là giếng Gia Long hay giếng Xó La, nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh thì chưa thể gọi là đến đảo tiền tiêu. Cạnh tượng đài vẫn còn ngôi mộ tụ hồn từ xa xưa như muốn nhắc nhở con cháu muôn đời sau rằng ông cha họ xưa kia bất chấp hiểm nguy, hy sinh tuổi xuân thẳng tiến Hoàng Sa để đánh dấu phần biển đảo thiêng liêng của đất nước.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.
Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, hiện nay địa phương này có 412 đơn vị cấp xã
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng

Hôm nay (15/4) có thể là ngày cuối cùng miền Bắc se lạnh về đêm và sáng. Từ trưa chiều nay, nền nhiệt tăng nhanh. Những ngày tới, nhiệt độ tiếp tục tăng, miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác vào chiều tối.
Valentine Đen – Ngày lễ của những người độc thân

Valentine Đen – Ngày lễ của những người độc thân

Khi nhắc đến Valentine, hình ảnh quen thuộc thường là những cặp đôi tay trong tay, những bó hoa rực rỡ, những món quà tình yêu và những lời chúc đầy ngọt ngào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có người để chia sẻ những điều đó. Với những người đang độc thân, ngày lễ tình yêu đôi khi trở thành một lời nhắc nhẹ nhàng rằng họ đang một mình. Nhưng trong thế giới hiện đại, vẫn còn có một ngày dành riêng cho những người chưa có nửa kia - đó chính là Valentine Đen (Black Valentine), rơi vào ngày 14/4 hằng năm.
Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh đang diễn ra tại miền Bắc

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh đang diễn ra tại miền Bắc

Không khí lạnh bao phủ khiến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh, vùng núi Bắc Bộ có nơi trời rét; từ đêm 13-14/4, đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi cao có nơi dưới 13 độ.
Xem thêm
Phiên bản di động