Công đoàn Thủ đô góp sức xây dựng đội ngũ CNVCLĐ đáp ứng công nghiệp 4.0
Đẩy mạnh điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng đảm bảo đúng quy định Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng Hà Nội: Thu nhập của công nhân lao động tăng hơn 3 lần sau 15 năm |
Ngày 11/4, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng đã tham luận với chủ đề: “Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành kỷ luật lao động; chăm lo, bảo vệ và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân lao động (CNLĐ); phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp vững mạnh”.
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng phát biểu tham luận tại hội nghị |
Theo Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Nghị quyết số 20-NQ/TW đã chỉ rõ định hướng của các cấp, các ngành trong việc xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, như là động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. “Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, Công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân”, đồng chí Lê Đình Hùng nêu rõ.
Nhận thức được vai trò, vị trí của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Thủ đô, ngay từ những ngày đầu năm 2008, LĐLĐ Thành phố đã tích cực chủ động tham mưu Thành ủy xây dựng chương trình 32-CTr/TU. Ngay sau đó, LĐLĐ Thành phố và 100% Công đoàn cấp trên cơ sở xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20; tổ chức 341 hội nghị học tập Nghị quyết với đối tượng là cán bộ chủ chốt công đoàn.
Theo đồng chí Lê Đình Hùng, trong 15 năm qua, thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết 20-NQ/TW, các cấp Công đoàn Thủ đô đã có những bước tiến mới, quan trọng, mang tính đột phá, quyết liệt trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; góp phần quan trọng trong giải quyết nhanh chóng, kịp thời các “điểm nóng” về quan hệ lao động tại cơ sở; thúc đẩy việc chăm lo các lợi ích cho đoàn viên công đoàn, người lao động, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa công nhân, người lao động và người sử dụng lao động.
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết, nhiều mô hình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành kỷ luật lao động cho CNLĐ đang được các cấp Công đoàn Thủ đô triển khai có hiệu quả. Nổi bật, hoạt động của Báo Lao động Thủ đô ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả; tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh viên; tổ chức biên soạn, phát hành Bản tin sinh hoạt Công đoàn cơ sở; tổ chức đối thoại, giao lưu trực tuyến giải đáp pháp luật; phát huy hiệu quả hoạt động các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân.
Bên cạnh đó, Công đoàn Thành phố phối hợp mở các lớp đào tạo nghề, tổ chức thi thợ giỏi, tôn vinh những điển hình tiên tiến trong phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”. Công đoàn cơ sở cùng với lãnh đạo doanh nghiệp, các bộ phận chuyên môn tổ chức dạy nghề cho công nhân đang ngày càng trở nên phổ biến và có tác dụng tích cực nâng cao trình độ tay nghề, chất lượng lao động.
Hàng năm, LĐLĐ Thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với CNLĐ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cũng phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức 145 cuộc đối thoại với CNLĐ; có trên 68% Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại 3 bên giữa Công đoàn - Người sử dụng lao động - Người lao động để giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất của đoàn viên và người lao động. Qua đó đã góp phần củng cố niềm tin giữa người lao động với chính quyền và tổ chức Công đoàn.
Đáng chú ý, Đề án thí điểm “Nâng cao hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp” đã góp phần phần tăng nhanh về số lượng và nâng cao về chất lượng Thỏa ước lao động tập thể. Đến nay, đã ký 3.699 bản (đạt tỷ lệ 75,5% tổng số doanh nghiệp có công đoàn cơ sở, trong đó Thỏa ước lao động tập thể loại A, B đạt 46%) được Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai nhân rộng, áp dụng trong cả nước.
Theo đồng chí Lê Đình Hùng, các cấp Công đoàn Thủ đô đã có nhiều giải pháp, cách làm đổi mới, sáng tạo trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Đáng chú ý, từ nguồn “Quỹ xã hội Công đoàn” và ngân sách Công đoàn, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi hỗ trợ cho 1,4 triệu lượt đoàn viên, người lao động, với tổng số tiền gần 645 tỷ đồng. Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã giải ngân 283,1 tỷ đồng cho 11.500 lượt đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống.
Xác định phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tổ chức công đoàn, đặc biệt, sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng thông tin, hệ thống Công đoàn Thành phố đã thành lập mới 7.559 công đoàn cơ sở, đạt 198,7% chỉ tiêu của Thành ủy; phát triển mới 682.582 đoàn viên công đoàn đạt 124,4% chỉ tiêu Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Riêng khu vực ngoài nhà nước đã thành lập mới 6.866 công đoàn cơ sở với 591.767 đoàn viên. Các cấp Công đoàn Thủ đô đã giới thiệu 117.738 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét (trong đó có 12% đoàn viên thuộc doanh nghiệp ngoài khu vực được kết nạp Đảng).
“Những việc làm cụ thể do tổ chức Công đoàn Thủ đô triển khai góp phần khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu biết pháp luật, có tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động trong đội ngũ CNVCLĐ nhằm đáp ứng được xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng bày tỏ.
Quang cảnh hội nghị |
Trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết 20, đồng chí Lê Đình Hùng cho biết, LĐLĐ thành phố Hà Nội rút ra 5 bài học kinh nghiệm. Trong đó quan trọng nhất là các cấp Công đoàn Thủ đô cần chủ động tham mưu, cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền, chuyên môn; sự phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện nhiệm vụ.
Cùng với đó, hoạt động Công đoàn phải hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu; coi trọng nhiệm vụ đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động là yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên và là trách nhiệm của các cấp Công đoàn trong điều kiện hiện nay. Đồng thời chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt.
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội khẳng định, trong thời gian tới, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục chủ động tham mưu, tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền, chuyên môn đồng cấp và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tập trung làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân Thủ đô vững về chính trị, giỏi nghề nghiệp, đẹp về văn hoá. “Công đoàn các cấp làm nòng cốt trong công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của công nhân để phối hợp giải quyết, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và doanh nghiệp”, đồng chí Lê Đình Hùng bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật
Công bố 2 Nghị quyết kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội
Báo chí góp phần vào thành công chung của ngành Tài chính
Động đất ở Tây Tạng: Ít nhất 95 người đã tử vong
Công đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động
Bộ Công an tiếp tục gương mẫu, đi đầu về tinh gọn tổ chức bộ máy
Cần thời gian đánh giá tác động khi điều chỉnh giá điện theo chu kỳ 2 tháng
Tin khác
Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ
Liên đoàn Lao động TP 16/09/2024 18:23
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác
Liên đoàn Lao động TP 12/09/2024 12:35
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác
Liên đoàn Lao động TP 02/09/2024 07:51
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em
Liên đoàn Lao động TP 21/08/2024 06:01
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ
Liên đoàn Lao động TP 15/08/2024 09:39
Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở
Liên đoàn Lao động TP 29/07/2024 08:53
Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ
Liên đoàn Lao động TP 28/07/2024 06:00
Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng
Liên đoàn Lao động TP 28/07/2024 05:50
Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền
Liên đoàn Lao động TP 24/07/2024 12:53
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Liên đoàn Lao động TP 19/07/2024 08:26