Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng: Góp phần giữ chân cán bộ, công chức, viên chức
Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng: NLĐ mong tăng từ đầu năm 2023 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị bố trí ngân sách để tăng lương cơ sở |
Nhân viên Trạm Y tế xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) trong thời giờ làm việc. Ảnh: Hân Hạnh |
30 năm làm việc, lương hơn 10 triệu đồng/tháng
Chị N là nhân viên Trạm Y tế xã Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội) đã được 17 năm. Khi mới ra trường vào năm 2005, chị N vào làm tại trạm với hệ số lương trung cấp 1,86. Trải qua nhiều năm, hiện nay chị có hệ số lương là 3,66, nhân với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng, thêm phụ cấp ưu đãi nghề, tiền trực... tổng thu nhập của chị N vỏn vẹn 6,4 triệu đồng/tháng.
Với mức thu nhập này, cuộc sống của chị N gặp rất nhiều khó khăn. Hiện chị là mẹ đơn thân nuôi 1 con. “Riêng tiền học thêm cho con (năm nay lên lớp 3) đã khoảng 2-3 triệu đồng/tháng. Số tiền còn lại, tôi phải chắt bóp mới đủ chi tiêu trong 1 tháng. Tôi đang ở nhà của cha mẹ, không phải mất tiền thuê trọ nên đỡ đi một khoản, nếu không sẽ còn khó khăn hơn” - chị N cho biết.
Theo chị N, đã có lúc chị nghĩ đến việc bỏ nghề để làm việc khác như kinh doanh, buôn bán, nhưng do không có vốn nên chị vẫn tiếp tục bám trụ với công việc này.
Ông Phan Văn Chuyên - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Kim Chung - cho biết, trạm y tế có 9 nhân viên, đảm nhiệm khối lượng công việc rất lớn do trên địa bàn có rất đông công nhân thuê trọ. Trong khi đó, lương của nhân viên mới vào chỉ ở mức 2 triệu đồng/tháng; những nhân viên có thời gian làm việc từ 5-10 năm khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng; người có mức lương cao nhất là 11 triệu đồng/tháng với 30 năm làm việc. Mức lương trung bình của nhân viên y tế tại trạm là 5 triệu đồng/tháng.
“Tại trạm đã có những nhân viên trẻ muốn chuyển ngành khác vì lương thấp” - ông Chuyên nói và cho rằng, mức lương phải đủ để người lao động nuôi bản thân mình và 1 đứa con thì họ mới có thể yên tâm công tác.
Tăng lương cơ sở là rất cần thiết
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN) cho biết, tiền lương là một chính sách rất quan trọng của hệ thống kinh tế, xã hội. Đảng và Nhà nước đã thể hiện rất rõ quan điểm về tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức ở Nghị quyết 27. Theo đó, tiền lương phải đảm bảo cuộc sống, người lao động; người hưởng lương phải sống bằng chính tiền lương.
Theo ông Quảng, trước đây, mức lương cơ sở được điều chỉnh hằng năm. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, do dịch bệnh COVID-19, điều kiện KT-XH gặp khó khăn nên vẫn chỉ áp dụng mức lương cơ sở 1.490.000 đồng theo Nghị định 8/2019/NĐ-CP. Với mức lương này, cán bộ, công chức, viên chức chưa sống được bằng lương, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Vừa qua, Bộ Nội vụ cho hay, theo báo cáo của 28 cơ quan Trung ương và 63 tỉnh, thành, từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022 có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc.
“Với quan điểm tiền lương đảm bảo được cuộc sống của người hưởng lương, đầu tư cho tiền lương là đầu tư cho phát triển để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc, giữ chân cán bộ công chức, và phát triển được năng lực của người lao động; đồng thời trong bối cảnh hiện nay đã khống chế được dịch COVID-9, điều kiện kinh tế xã hội có bước phát triển nhất định thì việc đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở là hết sức cần thiết” - ông Quảng nói.
Ngoài ra, ông Quảng phân tích thêm lý do cần thiết tăng lương cơ sở, đó là, trong 3 năm qua, chỉ riêng chỉ số trượt giá là hơn 10%, trong khi đó, tiền lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp đã được điều chỉnh lên 16,8%. Khu vực công hiện đang có mức lương cơ sở thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu áp dụng cho khu vực doanh nghiệp.
Về mức điều chỉnh đề xuất lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng (tăng khoảng 20,8%), ông Quảng cho rằng là phù hợp, có cơ sở và đủ điều kiện để thực hiện.
“Vì mức tăng này chỉ hơn chỉ số trượt giá một mức độ nhất định. Ngoài ra, còn phải tính toán để cán bộ, công chức, viên chức được hưởng các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, từ đó cải thiện đời sống. Nếu như theo nguyện vọng thì mức tăng cần đột phá hơn nữa, nhưng trong bối cảnh mới khống chế được dịch bệnh, kinh tế còn đang gặp khó khăn thì mức tăng trên là phù hợp” - ông Quảng bình luận.
Cũng theo ông Quảng, mức điều chỉnh lương cơ sở này chỉ là tạm thời; về lâu dài cần phải thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 mới giải quyết được căn bản về vấn đề tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức.
Theo Bảo Hân - Lương Hạnh/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33