Đô thị ven sông Hồng: Cụ thể hóa "giấc mơ Xanh"
Đánh thức tiềm năng “thành phố sông Hồng” Phía Đông Hà Nội sẽ sớm là một vùng đô thị sầm uất Thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại trong công tác quy hoạch |
Định hướng về trục xanh trung tâm
Theo Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, các nghiên cứu trước đây về khu vực sông Hồng chưa thực sự đồng bộ dẫn đến các phương án đề xuất còn thiếu liên kết về các chức năng sử dụng đất, hệ thống giao thông, các phương án thoát nước và cơ sở xử lý nước thải.
Từ đó Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu khu vực hành lang 2 bên sông Hồng như một thực thể gắn liền với các khu vực phát triển đô thị bên trong đê như một thực thể thống nhất không thể tách rời của đô thị.
Đồng thời, coi đê sông Hồng như một phần của cảnh quan, không phải là yếu tố chia cắt cảnh quan khu vực như hiện nay. Nghiên cứu đề xuất cơ quan chức năng có các quy định phù hợp để hỗ trợ chính quyền địa phương quản lý xây dựng đô thị tốt hơn, bổ sung các quy định để người dân có thể hoàn thiện xây dựng nhà ở hợp pháp để cải thiện hình ảnh đô thị trong các khu vực dân cư hiện hữu. Có thể xây dựng các tiện ích hạ tầng xã hội thiết yếu như nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tổng quan quy hoạch sông Hồng. |
Để hấp dẫn người dân đến với khu vực sông Hồng, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đề xuất nghiên cứu ưu tiên các giải pháp để người dân có thể tiếp cận tối đa, tương tác với mặt nước. Bổ sung các tiện ích công cộng đô thị, văn hóa, dịch vụ, bổ sung bóng mát dưới nhiều hình thức để người dân có thể tiếp cận gần hơn và ở lại lâu hơn với mặt nước sông Hồng.
Xây dựng các tuyến xe đạp, đường chạy bộ, đường dạo kết hợp với các tiện ích thể thao để đa dạng hóa các hoạt động liên quan đến dòng sông; cải tạo xây dựng các bãi nổi thành các công viên chuyên đề để tạo điểm nhấn hình ảnh đô thị.
Phát triển khai thác giao thông đường thủy nội địa hình thành hệ thống cảng hàng hóa kết hợp dịch vụ logistic tạo động lực phát triển kinh tế cho khu vực sông Hồng. Phát triển hệ thống cảng hành khách kết hợp các khu vực dịch vụ, các cụm trung tâm công cộng, kinh tế, thương mại, đầu mối giao thông công cộng liên kết với khu vực nội đô và kết nối 2 bên bờ sông tạo thành các điểm đột phá trong hình thức sử dụng bãi sông làm hạt nhân phát triển cho cả khu vực. Nghiên cứu hệ thống các cửa khẩu qua đê gắn kết với các trục giao thông vào thành phố.
Chốt lại các vấn đề trọng tâm
Thời gian tới, Thành phố Hà Nội sẽ lồng ghép, cụ thể hoá các quy định, định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển kiến trúc Việt Nam vào công tác quy hoạch (Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị, khu chức năng, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị riêng… và đặc biệt là các quy chế quản lý kiến trúc đô thị và điểm dân cư nông thôn).
Trong đó, tại khu vực đô thị trung tâm và các khu vực quan trọng, Thành phố sẽ tăng cường tổ chức thi tuyến kiến trúc trong nước, quốc tế để tìm kiếm, lựa chọn, xây dựng các công trình kiến trúc đẹp, có quy mô lớn, mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng của Thủ đô và quốc gia.
Thành phố sẽ tạo lập các hành lang xanh, không gian cây xanh... phục vụ các hoạt động công cộng đô thị. Bảo tồn và tận dụng các khu vực cảnh quan đẹp của Thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, cải thiện môi trường tự nhiên, thúc đẩy phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phù hợp với các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Phối cảnh cầu Trần Hưng Đạo nối hai bờ sông Hồng. |
Được biết, ngoài việc quy hoạch lại hai bờ sông Hồng, thành phố Hà Nội cũng duy trì, gìn giữ và khai thác phát triển cảnh quan dọc hai bên sông Nhuệ. Nghiên cứu hình thành các nêm xanh kết nối từ vùng xanh sông Đáy - sông Tích với vành đai xanh sông Nhuệ - sông Tô Lịch.
Duy trì, gìn giữ và khẳng định vành đai xanh để kiểm soát xu hướng phát triển lan tỏa của đô thị trung tâm với khu vực giáp ranh. Hình thành các trục động lực kết nối trung tâm Thành phố về phía Tây và kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài về phía Bắc.
Tập trung kiểm soát phát triển khu vực nội đô, di chuyển các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo cấp đại học, cơ sở y tế, bệnh viện gây ô nhiễm, từng bước di chuyển công sở (không phục vụ trực tiếp cho người dân Thủ đô), dành quỹ đất này để phát triển hệ thống hạ tầng xã hội (trường học, nhà trẻ, công cộng, văn hóa, cây xanh...).
Khai thác, tổ chức hệ thống bãi đỗ xe tĩnh theo hướng hạ ngầm hoặc cao tầng kết hợp cây xanh vui chơi giải trí thể dục thể thao, phần còn lại khai thác phát triển các cơ sở lưu trú, thương mại, dịch vụ phục vụ du lịch.
Việc cải tạo xây dựng lại các khu tập thể cũ, chung cư cũ sẽ theo hướng nâng cao tầng, giảm mật độ xây dựng, đảm bảo nâng cao điều kiện sống cho người dân, ưu tiên khai thác thêm quỹ đất, sàn cho hệ thống thương mại dịch vụ…
Thành phố sẽ ban hành các quy định, quy chế kiểm soát cho từng khu vực đặc thù như: khu phố cổ, phố cũ, khu vực xung quanh Hồ Tây, chung cư cũ, dọc những tuyến đường chính, dọc sông, hồ, làng xóm đô thị hoá…; quy định đặc kiểm soát bảo vệ, phát huy công trình kiến trúc có giá trị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhiều điểm sáng trong hoạt động Công đoàn quận Bắc Từ Liêm
Khi GenZ biến livestream bán hàng thành nghệ thuật giải trí
Nâng cao công tác phối hợp chăm lo tốt đời sống đoàn viên, người lao động
Tránh lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng, ban hành quy chuẩn Việt Nam
Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng
Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin khác
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29