Giúp giáo dục quận Hoàng Mai phát triển nhanh
Điểm du lịch tuyệt vời tại ngoại thành Hà Nội Phát triển Thủ đô Hà Nội theo hướng hiện đại, có bản sắc riêng Hà Nội: Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng cho liên kết vùng |
Nỗ lực vượt khó vươn lên
Với hơn 103.000 học sinh tại 3 cấp học của 97 trường, quận Hoàng Mai xảy ra tình trạng “3 thiếu”: Thiếu thầy, thiếu trường, thiếu lớp. Đối với các trường công lập mầm non, sĩ số là 38,6 em/lớp; tiểu học 47,6 em/lớp và trung học cơ sở 45,5 em/lớp. Cấp trung học phổ thông trên địa bàn có 8 trường, trong đó 3 trường công lập bình quân 44,6 học sinh/lớp. Như vậy, tất cả các cấp học số học sinh/lớp trên địa bàn Hoàng Mai đều vượt quá quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra tiến độ xây dựng trường học tại quận Hoàng Mai. (Ảnh: Mai Hoàng) |
Nếu theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường mầm non, Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường Tiểu học, Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học, toàn ngành giáo dục quận Hoàng Mai hiện còn thiếu 36 trường (mầm non: 22 trường, tiểu học: 13 trường, trung học cơ sở: 1 trường).
Theo thống kê của quận Hoàng Mai, năm học 2022 - 2023, khối trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập tăng 71 lớp so với năm học trước. Tính ra, quận Hoàng Mai thiếu 214 định biên (169 giáo viên, 45 nhân viên). Ngay cả Phòng Giáo dục và Đào tạo quận cũng đang thiếu định biên (hiện chỉ 10 người), chỉ có 1 Phó trưởng phòng (phụ trách mầm non).
Trước tình hình đó, quận Hoàng Mai đã triển khai nhiều giải pháp để từng bước giải quyết khó khăn cho ngành giáo dục. Trong đó chỉ đạo các phường, tổ chức đoàn thể tích cực vận động xã hội hóa giáo dục, ưu tiên các chủ đầu tư mở trường tư thục.
Đáng chú ý, trong Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, quận Hoàng Mai đã bố trí kinh phí đầu tư xây mới, cải tạo 43 trường học các cấp. Quyết tâm trong năm 2023 (thời điểm Hoàng Mai kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quận) sẽ đầu tư nâng cấp 9 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó xây dựng Trường trung học cơ sở Hoàng Mai và Tiểu học Hoàng Mai theo hướng trường chất lượng cao.
Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai đã có nhiều sáng kiến nhằm khơi dậy, phát huy được truyền thống dạy và học, lấy thi đua làm động lực cho các nhà trường, giáo viên cũng như học sinh; chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức nhiều sinh hoạt ngoại khóa, nâng cao kỹ năng sống cho các em học sinh.
Công trình Trường trung học cơ sở Linh Đàm hoàn thành tạo sự phấn khởi, tin tưởng cho cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn. (Ảnh: Mai Hoàng) |
Các nhà trường tạo mọi điều kiện cho thầy cô nâng cao trình độ, đến nay 92,9% giáo viên Hoàng Mai đã đạt chuẩn theo Luật Giáo dục. Giáo dục quận Hoàng Mai đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giảng dạy, tạo sự hứng khởi cho các em khi đến trường.
Trong toàn quận hiện có 43 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 38 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; 5 trường đạt mức độ 2. Dự kiến hết năm 2023, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 76,2%; năm 2024 đạt 78%; năm 2025 đạt 80% hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ IV Đảng bộ quận.
Đặc biệt, trong 5 năm học vừa qua, chất lượng thi vào lớp 10 trung học phổ thông công lập duy trì đứng vị trí tốp đầu trong 30 quận, huyện của Thành phố. Chất lượng mũi nhọn toàn ngành Giáo dục và Đào tạo luôn được duy trì và đạt nhiều kết quả cao trong các cuộc thi với 641 giải cấp quốc tế (93 Huy chương Vàng, 161 Huy chương Bạc, 250 Huy chương Đồng, 137 giải Khuyến khích) và 338 giải cấp quốc gia.
Tháo gỡ khó khăn, ưu tiên nguồn lực
Tại cuộc làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh với lãnh đạo quận Hoàng Mai, mới đây, ông Nguyễn Minh Tâm, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai chia sẻ, do dân số cơ học tăng, dẫn đến số học sinh trên địa bàn quận tăng nhanh hằng năm, cơ sở vật chất của một số trường không đáp ứng kịp; số lượng học sinh đông, số học sinh/lớp cao, diện tích đất/học sinh không đảm bảo tiêu chuẩn, thiếu quỹ đất để mở rộng trường học công lập.
Giáo dục quận Hoàng Mai đạt nhiều kết quả tích cực |
Mặt khác, địa bàn quận Hoàng Mai hiện có 38 dự án ngoài ngân sách chậm triển khai do nhiều chủ đầu tư nợ thuế lớn, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ tài chính kéo dài qua nhiều năm; nhiều chủ đầu tư không tập trung đầu tư hạ tầng xã hội như: Trường học, cây xanh, bãi đỗ xe... dẫn đến quá tải về hạ tầng xã hội.
Từ thực tiễn của địa phương, ông Nguyễn Minh Tâm kiến nghị Thành phố chỉ đạo, ban hành Quyết định thu hồi đất chính thức 4 ô đất trường học đã được Tổng HUD bàn giao nguyên trạng cho quận, làm cơ sở pháp lý giao quận thực hiện và đầu tư; đồng thời chấp thuận phương án hỗ trợ nguồn ngân sách Thành phố giao quận thực hiện đầu tư công đối với 2 ô đất và chấp thuận thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư/ đấu giá quyền sử dụng đất đối với 2 ô đất còn lại.
Ngoài ra, lãnh đạo quận Hoàng Mai cũng đề nghị Thành phố cho phép nâng thêm tầng cao đối với các dự án trường học khi đầu tư xây dựng. Đối với dự án chậm triển khai, đang thực hiện các bước điều chỉnh hoặc được UBND Thành phố chấp thuận, đề nghị đẩy nhanh tiến độ. Trong trường hợp các nhà đầu tư không triển khai, kiến nghị thu hồi và giao nhà đầu tư đủ năng lực…
Đồng tình với ý kiến của lãnh đạo quận Hoàng Mai, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đánh giá, quận Hoàng Mai là một trong những địa bàn có số lượng học sinh số lượng lớn của Hà Nội; do đó cần tiếp tục dành quỹ đất đầu tư cho trường học bởi tại địa bàn quận số lượng trường công lập còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu bởi tâm lý của phụ huynh học sinh là mong muốn con em được học trường công lập.
Tổ chức nhiều hoạt động tạo sự hứng khởi cho các em học sinh khi đến trường. (Ảnh: Mai Hoàng) |
Qua nắm bắt tình hình, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, quận Hoàng Mai là một trong những “vùng trũng” về cơ sở vật chất giáo dục. Do đó, quan điểm của Thành phố là quan tâm, ưu tiên, phân bổ nguồn lực để tháo gỡ cho Hoàng Mai, giúp quận phát triển nhanh trong lĩnh vực giáo dục.
Đồng ý với đề xuất của quận Hoàng Mai đối với 4 ô đất dành để xây dựng trường học, Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đề nghị các Sở liên quan ủy quyền cho quận để thực hiện các thủ tục đầu tư với tinh thần Sở chỉ hướng dẫn và giám sát việc thực hiện.
Theo ông Trần Sỹ Thanh, quận Hoàng Mai cần có Nghị quyết chuyên đề mới với vấn đề cơ sở vật chất giáo dục. Cùng với đó, quận cần rà soát, đánh giá lại nhu cầu, dự báo xu hướng phát triển để phân công triển khai nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cấp bách của ngành giáo dục quận; rà soát tổng thể các quỹ đất ở khu đô thị, chỗ nào còn trống, đất chậm triển khai thì nghiên cứu thu hồi để ưu tiên xây dựng trường học, cố gắng hoàn thành trong năm 2023.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23