Hậu xét!!!

- Đúng là chuyện “con voi chui qua lỗ kim”, chú nhể. - Cũng chỉ là một câu ví von thôi mà bác. Thực tế làm gì có.
hau xet Được thế thì còn gì bằng!
hau xet Nghĩ về chữ “thầy”!
hau xet Lệ làng to quá!

- Hay là ở chỗ ví von ấy. Ai lại cái chuyện tày đình như thế mà lại qua được hết các cơ quan chức năng.

- Bác muốn nói chuyện gì?

- Thì cái chuyện phá rừng ở Bình Định ấy.

- Chuyện này thì đúng là tày đình thật. Chả phải “con voi” mà em nghĩ nó phải là “khủng long”. Em nhớ, trước đây có chuyện cây sưa cổ thụ bị đốn chặt giữa phố đã là lạ rồi.

- Ấy vậy mà theo Trung tâm quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Định, sau khi đo đạc, lập hồ sơ đánh giá thiệt hại vụ phá rừng ở xã An Hưng, huyện An Lão, lên gần 61 ha, cơ mà.

- Một vụ phá rừng đầu nguồn với diện tích rộng như vậy, rầm rộ máy móc, làm cả đường để vận chuyển gỗ…mà đến khi rừng tan hoang, cơ quan chức năng mới biết, thì rõ là chuyện lạ hơn cả lạ. Em được biết, sau khi kiểm tra hiện trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Định, cho hay đây là vụ phá rừng có tính chất nghiêm trọng, diện tích rừng bị phá trên quy mô lớn.

- Lạ hơn nữa là, trước tình trạng phá rừng xảy ra ở khắp mọi nơi, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên và không cho chuyển đổi đất rừng nghèo sang đất nông nghiệp. Đây được cho là giải pháp khẩn cấp để cứu rừng. Ấy vậy mà vụ phá rừng quy mô lớn này vẫn xảy ra.

- Đây có thể coi là một ví dụ điển hình cho một cụm từ đã trở thành thành ngữ “trên bảo dưới không nghe”, hay có “đóng cửa” mà cố tình để rơi “chìa khóa”.

- Dù sao thì cũng đã phát hiện ra sau khi rừng đã mất, đã khởi tố và đã điều tra và sẽ xử lý nghiêm. Có điều tớ nghĩ, trước bao nhiêu thiên tai, biến đổi khí hậu, đem lại bao hậu quả đau lòng, mà một trong những nguyên nhân chính là do phá rừng. Vậy mà chuyện phá rừng vẫn liên tiếp xảy ra trắng trợn và ngang nhiên như không hề có ai quản lý.

- Rồi cả chuyện người ta ngang nhiên phá rừng với mục đích gọi là cao cả, sáng tạo cho phát triển kinh tế. Như lần trước em và bác đã bàn chuyện cánh rừng dương ven biển ở xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi có diện tích 4,1ha đã bị chặt phá để triển khai dự án sản xuất rau an toàn đó.

- Chẳng biết cái “sáng tạo” này như thế nào, hiệu quả ra sao, dưng theo phản ánh của người dân thì hàng chục năm qua, rừng dương này đã trở thành bờ rào chắn gió, ngăn sóng bảo vệ hoa màu, nhà cửa của cư dân ven biển. Với việc tàn phá rừng dương, người dân lo ngại gia tăng tình trạng sạt lở bờ biển, bão cát, ảnh hưởng đến đất sản xuất, nhà cửa của cư dân trong mùa mưa bão.

- Những lo ngại đó của người dân là nhỡn tiền rồi. Ấy vậy mà tại một tỉnh “hàng xóm” với Quảng Ngãi, anh Quảng Nam, không biết có phải vì thấy “hàng xóm” làm được thì “tức nhau tiếng gáy” mà cũng vừa đem rừng ra phá.

- Chú nhầm rồi, cái vụ phá rừng này tớ biết, theo phản ảnh của người dân, rừng tự nhiên ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam đã bị phá từ vài năm trở lại đây để… trồng rừng.

- Sao lại có chuyện lạ thế, phá rừng để trồng rừng. Vậy đằng sau chuyện này là gì?

- Là những mét khối gỗ, là…tiền. Đấy vừa rồi qua kiểm tra, ông Giám đốc Sở NN&PTNN Quảng Nam thừa nhận, thực tế là có phá rừng tự nhiên để trồng keo nhưng đây là lũy kế của nhiều năm.

- Thế hóa ra anh Quảng Ngãi học anh Quảng Nam à?

- Chắc vậy, dưng cứ chờ xem họ chứng minh cái lợi ích của cây keo, cây rau sạch có át được cái nguy cơ, tác hại của việc phá rừng không.

- Chả chứng minh được thì rừng cũng sạch rồi. Có cái lợi ích chả cần chứng minh ai cũng biết, đó là lợi ích vật chất của những cây gỗ đem lại, rồi lại có tiền dự án trồng keo, trồng rau.

- Còn dư chấn của bão, của lũ, của biến đổi khí hậu…hậu xét!!!

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.
Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

(LĐTĐ) Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đườn

Tin khác

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

(LĐTĐ) Đêm rằm năm nay, các cháu trong khu tôi ngơ ngác vì tổ dân phố không tổ chức “đêm hội trăng rằm”. Lý do, toàn dân, toàn quân hưởng ứng chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí để tập trung công tác khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng ý thức được tình người, “nghĩa đồng bào” trên tinh thần “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”- không tổ chức Trung thu cho các cháu để tưởng nhớ những nạn nhân, trong đó có các em nhỏ đã bị mất vì bão lũ.
Sức mạnh đại đoàn kết

Sức mạnh đại đoàn kết

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại nặng về người và của. Đặc biệt, hậu bão số 3, hoàn lưu bão gây ra tình trạng ngập lụt, lở đất tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và một số vùng của Thủ đô Hà Nội. Ngay lập tức, từ miền Nam đến miền Trung, thậm chí cả những địa phương bị bão tàn phá nặng nề như Quảng Ninh, Hải Phòng đâu đâu cũng hướng về đồng bào bão lũ.
Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

(LĐTĐ) Bão Yagi (bão số 3) càn quét các địa phương nơi tâm bão đi qua đã khủng khiếp, nhưng hoàn lưu bão còn để lại những hậu quả khủng khiếp hơn. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, toàn hệ thống chính trị đang dồn lực chống, khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3 gây ra.
Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

Cần có quy chuẩn về trồng, bảo vệ cây xanh đô thị

(LĐTĐ) Cơn bão Yagi (bão số 3) quét qua Thủ đô để lại hậu quả rất nặng nề. Trong đó, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Bão với sức gió giật cấp 11 khi tràn vào Hà Nội, các cây xanh bị, gãy đổ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, quan sát sự gãy, đổ của hệ thống cây xanh đô thị đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt công tác chăm sóc, bảo vệ, trồng mới cây.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.
Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đến thời điểm này đã đi được 80% quãng đường. Để hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra mà đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội những ngày đầu tháng 8/2024 đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của toàn hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên…
Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày mùa thu tháng Tám, Đảng bộ, chính quyền, toàn hệ thống chính trị, quân và dân Thủ đô đang nỗ lực không ngừng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhằm hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đề ra.
Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

(LĐTĐ) Những ngày qua, dư luận đang nóng lên xung quanh thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo thông tư hướng dẫn về việc dạy thêm của giáo viên. Xét về mặt pháp luật, đây có thể là thông tư trái quy định. Bởi Luật Giáo dục và các văn bản dưới Luật không có các quy định về dạy thêm, học thêm.
Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

(LĐTĐ) Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, nhưng thực tế các cháu phải đi học thêm ở các trung tâm, ở trường cách đây vài tháng. Năm nay, thời tiết xem ra dễ chịu hơn mọi năm, song “sức nóng” về học hành thì vẫn không “hạ nhiệt” chút nào.
Xem thêm
Phiên bản di động