Huyện Đan Phượng: Chuyển mình mạnh mẽ sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính

(LĐTĐ) Ngay sau khi về với Thủ đô, huyện Đan Phượng đã vận dụng sáng tạo những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Trung ương và Thành phố vào điều kiện thực tiễn của huyện nhằm tạo bước đột phá. Những tuyến đường giao thông liên xã, liên huyện rộng rãi chạy về khắp các xã, thị trấn; những tuyến phố với cửa hàng, cửa hiệu mọc lên san sát…
LĐLĐ huyện Đan Phượng tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn Hiệu quả từ mô hình xử lý rác thải đầu nguồn tại hộ gia đình

Đổi thay vùng ven đô

Những ngày cuối tháng 7/2023, chúng tôi có dịp về huyện Đan Phượng (Hà Nội), cảm nhận đầu tiên với mỗi người đó chính là những sắc màu tươi mới của vùng đất ven đô này. Trên vùng chiêm trũng khi xưa, hôm nay trải dài những tuyến đường to đẹp, những công trình, ngôi nhà khang trang và cả những trang trại mướt xanh một màu ấm no, hạnh phúc. Gương mặt mỗi người dân nơi đây rạng rỡ niềm vui, hạnh phúc, tự hào trước những thành quả đạt được của quê hương và mong ước, kỳ vọng vào những bước phát triển mới, vươn lên không ngừng của huyện nhà.

Anh Trần Công Giai (Giám đốc doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng - thị trấn Phùng) cho biết, trước đây hạ tầng giao thông còn khó khăn, nhiều làng quê chỉ cần một trận mưa nhỏ đã úng ngập, đi lại vô cùng khó khăn. Nhưng hôm nay đã khác! Những con đường nhựa trải dài được xây dựng đồng bộ, hiện đại đã được hoàn thành đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn.

Huyện Đan Phượng: Chuyển mình mạnh mẽ sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính
Diện mạo của một đô thị hiện đại dần hình thành.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, diện mạo đô thị huyện Đan Phượng đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều tuyến đường giao thông liên xã, liên huyện rộng rãi chạy về khắp các xã, thị trấn. Những tuyến phố với cửa hàng, cửa hiệu mọc lên san sát, hoạt động sầm uất ngày đêm. Các cụm dân cư, tổ dân phố, thôn làng ngày càng khang trang với những ngôi nhà cao tầng, hệ thống cây xanh, vườn hoa được quy hoạch bài bản.

Đáng chú ý, sau hai năm về với Thủ đô, ngày 30/9/2010, cầu Phùng trên Quốc lộ 32 thuộc địa phận thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng được khánh thành nhân dịp chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Công trình có chiều dài 4km, trong đó cầu chính vượt sông Đáy dài 887m, rộng 18m với bốn làn xe chạy, tốc độ thiết kế 60km/giờ, đảm bảo chức năng là cây cầu lớn vượt sông Đáy đáp ứng nhu cầu giao thông trên Quốc lộ 32 - một trong những tuyến giao thông quan trọng nối cửa ngõ Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Không chỉ vậy, cầu Phùng cũng mở ra nhiều cơ hội giao thương, phát triển kinh tế cho huyện Đan Phượng.

Huyện Đan Phượng: Chuyển mình mạnh mẽ sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính
Những tuyến đường to đẹp, những công trình, ngôi nhà khang trang tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Theo báo cáo của huyện Đan Phượng, giai đoạn 2010 - 2015, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Đan Phượng đã đầu tư xây dựng được 25,13km đường trục xã, liên xã; 22km đường trục thôn, 19km rãnh thoát nước theo đường, 136,7km đường ngõ, xóm; 80,6km đường trục chính nội đồng, 5,6km kênh mương.

Giai đoạn 2016 - 2020, huyện tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như đầu tư xây dựng 15,92km đường trục xã; 65,64km đường trục thôn; 2,4km đường ngõ xóm; 22,1km đường nội đồng.

Đến năm 2023, 100% tuyến đường trên địa bàn huyện đã được bê tông hóa trở lên, nhiều tuyến đường tiếp tục được cải tạo, nâng cấp trải nhựa, đồng bộ hệ thống chiếu sáng, vỉa hè. Nhiều tuyến đường giao thông cấp huyện mặt cắt trên 16m đã được triển khai thực hiện, hoàn thành đưa vào sử dụng như tuyến đường Đan Phượng - Tân Hội, N1, N2, N4, NG, N12, N13, N14...

Các tuyến đường khung của huyện được đầu tư đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các tuyến đường xã kết nối hệ thống đường khung giúp việc đi lại, sinh hoạt của người dân ngày càng thuận tiện.

Huyện Đan Phượng: Chuyển mình mạnh mẽ sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính
100% tuyến đường trên địa bàn huyện đã được bê tông hóa trở lên, nhiều tuyến đường tiếp tục được cải tạo, nâng cấp trải nhựa, đồng bộ hệ thống chiếu sáng, vỉa hè.

Trong 15 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đan Phượng đã tập trung vào phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp hàng hóa. Kinh tế của huyện phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng, giữ vững nhịp độ tăng trưởng khá.

Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008 - 2010 đạt 13,72%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 10,26%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,63%. Một số mặt tăng trưởng vững chắc, sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú, bước đầu xây dựng được thương hiệu cho một số sản phẩm nông sản.

Cơ cấu ngành kinh tế chuyền dịch đúng hướng, tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 10,5 triệu đồng/người/năm, năm 2010 đạt 13,8 triệu đồng/người/năm, năm 2015 đạt 29,1 triệu đồng/người/năm; năm 2020 đạt 61,2 triệu đồng người năm, năm 2022 đạt 73 triệu đồng người năm...

Huyện Đan Phượng: Chuyển mình mạnh mẽ sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính
Trong những năm qua, địa phương tập trung phát triển các mô hình nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và định hướng xây dựng quận trong tương lai.

Cùng với giao thông phát triển, đời sống người dân ngày càng ổn định, thu nhập tăng cao, Đan Phượng xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới. Hiện nay trên địa bàn huyện có một số dự án đã đi vào hoạt động và đang được triển khai như khu đô thị mới Tân Tây Đô, khu đô thị mới Tân Lập, khu đô thị Hồng Thái, dự án The Phoenix Garden, khu đô thị Vinhomes Đan Phượng…

Hướng tới đô thị hóa nông thôn xanh, văn minh

Sau thời gian nỗ lực xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu, đến nay bộ mặt các xã trên địa bàn huyện Đan Phượng ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đó là một trong những nét nổi bật của nông thôn mới kiểu mẫu và là những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cán bộ, nhân dân huyện trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Năm 2015, huyện Đan Phượng có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới và là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới gia đoạn 2011 - 2015.

Huyện Đan Phượng: Chuyển mình mạnh mẽ sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính
Huyện Đan Phượng có 12/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, là địa phương dẫn đầu của thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Bước sang giai đoạn 2016 - 2020, huyện tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, trong đó tập trung phát triển sản xuất, chỉnh trang môi trường, trồng hoa trên các tuyến đường, đặt tên đường, gắn biển số nhà, đầu tư hạ tầng. Đến hết năm 2020, huyện đã có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đặc biệt, đến nay huyện đã có 12/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, là địa phương dẫn đầu của thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, được nhiều đoàn của các tỉnh, thành phố về thăm quan, học tập. Trên cơ sở kết quả đạt được, năm 2023, huyện Đan Phượng phấn đấu hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu đối với 3 xã còn lại: Liên Hồng, Hạ Mỗ, Thọ An và huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đến năm 2025, xây dựng và phát triển huyện Đan Phượng nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng tiêu chí quận.

Ông Nguyễn Viết Đạt, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cho biết, sau khi về đích nông thôn mới, không bằng lòng với kết quả đạt được, công tác xây dựng nông thôn mới được lãnh đạo huyện tiếp tục quan tâm và quyết liệt tập trung chỉ đạo triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp để cả hệ thống chính trị và nhân dân vào cuộc tham gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó, huyện xác định xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng văn minh, hiện đại gắn với tiêu chí phát triển huyện thành quận, xã thành phường.

Huyện Đan Phượng: Chuyển mình mạnh mẽ sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính
Huyện Đan Phượng xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, là tiền đề để phát triển huyện Đan Phượng trở thành quận vào năm 2025.

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Đan Phượng xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, là tiền đề để phát triển huyện Đan Phượng trở thành quận vào năm 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đan Phượng lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đề ra nhiệm vụ tiếp tục tập trung chỉ đạo xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu Thủ đô gắn với các tiêu chí phát triển đô thị. Định hướng đến năm 2025, huyện Đan Phượng sẽ phát triển thành quận của Thủ đô Hà Nội.

Theo Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải, định hướng phát triển của huyện thời gian tới là đô thị hóa nông thôn, xanh, văn minh, văn hiến; coi trọng phát triển kinh tế đi đôi với bảo tồn các giá trị, bản sắc văn hóa. Để đáp ứng yêu cầu phát triển xã thành phường, thương mại dịch vụ phải chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Điều này đặt ra bài toán phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các xã gắn với tiêu chí tự cân đối thu chi ngân sách. Đặc biệt, khi trở thành đô thị, việc quản lý, quản trị, công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đều khác với địa bàn nông thôn. Do đó, đội ngũ cán bộ cơ sở cần tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bắt nhịp với những thay đổi để chuyên nghiệp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động