Tự hào thương hiệu bánh cuốn Thanh Trì

Bánh cuốn Thanh Trì là một trong những món ăn dân dã, trở thành thương hiệu của phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai) nói riêng và của Thủ đô Hà Nội. Người dân Thanh Trì luôn tự hào với món ăn nức tiếng này và đang có nhiều nỗ lực để phát triển thương hiệu làng nghề truyền thống.
Phát triển quận Hoàng Mai thành trung tâm kinh tế phía Nam Thủ đô Bài 5: Thu nhập, đời sống Nhân dân ngày càng nâng cao Phối hợp hoạt động để chăm lo tốt nhất cho đoàn viên, người lao động

Từ bao đời nay, bánh cuốn Thanh Trì là một trong những món ăn dân dã, đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều người Hà Nội, trở thành thương hiệu riêng của địa phương.

Trải nghiệm xay bột bằng cối đá theo kiểu truyền thống. (Ảnh: Nguyễn Khánh)
Trải nghiệm xay bột bằng cối đá theo kiểu truyền thống. (Ảnh: Nguyễn Khánh)

Theo các cụ cao niên ở phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai) kể lại, tương truyền, bánh cuốn Thanh Trì do chính hoàng tử An Quốc (con trai Vua Hùng Vương thứ 18) dạy cho người dân địa phương nơi đây. Vì thế, hàng năm, vào ngày 2/3 âm lịch, người dân Thanh Trì lại mở hội để tưởng nhớ hoàng tử An Quốc.

“Thanh Trì có bánh cuốn ngon

Có gò Ngũ nhạc, có con sông Hồng”

Đọc đôi câu thơ với đầy lòng tự hào về mảnh đất quê hương, ông Bùi Văn Nguyện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Thanh Trì chia sẻ, phường có 16/17 tổ dân phố với 56 hộ đang làm bánh cuốn. Nổi tiếng có bánh bà Hoành, bà Lan, bà My, bà Nghĩa…

“Hiện nay, ngoại trừ hộ bà Hoành tráng bánh bằng máy, các hộ còn lại đều tráng bánh thủ công, như hộ bà Lan thường ngày sản xuất hơn 40kg, đã từng tham gia rất nhiều triển lãm của Thủ đô”, ông Bùi Văn Nguyện thông tin.

Để làm nên món bánh cuốn Thanh Trì trứ danh thì gạo (thường là gạo Khang Dân, mùa trước) làm bánh được chọn lựa kỹ càng, sau đó ngâm ủ đủ thời gian và được xay bằng cối đá để chiếc bánh có độ xốp dẻo.

Hạt gạo phải róc nhựa thì khi tráng bánh mới không bị nhão dính và hôi bột. Ngâm gạo trong 3 - 4 giờ cho nở (nếu trời lạnh hoặc gạo cũ quá thì ngâm lâu hơn), đem xay thành bột. Sau đó ngâm lại với nước sạch, bột bánh sẽ mượt và không chua. Nước để làm bánh phải là nước mưa hoặc nước giếng.

Tự hào thương hiệu bánh cuốn Thanh Trì
Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thanh Trì tích cực hỗ trợ người dân phát triển thương hiệu làng nghề. (Ảnh: Nguyễn Khánh)

Bột sau khi xay xong, người làm bánh sẽ trộn bột năng và bột bắp để tăng thêm độ dẻo cho bánh. Tỷ lệ như thế nào là bí quyết của từng nhà. Nếu cho nhiều, bánh tráng xong sẽ bị cứng. Sau khi ngâm 2 - 3 giờ, chờ bột lắng xuống người làm bánh tiếp tục thay nước, khuấy đều tay rồi ngâm tiếp. Phải làm như vậy vài lần đến khi lớp nước nổi lên mặt bột sạch trong, đó là tẻ bột.

Kinh nghiệm của các bà, các mẹ Thanh Trì là tẻ bột sạch chừng nào thì bánh cuốn tráng ra càng mịn, đẹp và bóng bẩy chừng đó. Tỷ lệ bột và nước cũng rất quan trọng, bánh cuốn ngon hay không là ở khâu này. Thường thì theo tỷ lệ 1:4 nhưng những người có kinh nghiệm sẽ xem thời tiết mà điều chỉnh, bột loãng quá bánh tráng sẽ dễ rách. Để vị bánh thêm đậm đà, người dân Thanh Trì thường cho thêm chút muối.

Bánh cuốn luôn được tráng ở bên trên một lớp vải trắng, được bọc trong nồi nước đun sôi đúng chuẩn 100 độ C. Khi bánh đã chín, các mẹ sẽ dùng một cây đũa tre, từ từ nhấc những lớp bánh mỏng tang, màu trắng trong. Khi dùng cây đũa tre để nhấc bánh, tưởng là dễ nhưng cũng phải thật khéo léo để lớp bánh không bị đứt, hay rách.

Bánh cuốn ngày nay có thêm ít mộc nhĩ, nhân bằng thịt ba chỉ xay ăn kèm rau thơm, tất nhiên là 100% không có hàn the, không chất bảo quản.

Tự hào thương hiệu bánh cuốn Thanh Trì
Hội thi nghề truyền thống bánh cuốn Thanh Trì lần thứ VI - năm 2023. (Ảnh: Nguyễn Khánh)

Ăn kèm bánh cuốn Thanh Trì đúng điệu có đậu rán, chả quế, giò lụa và thật nhiều hành phi rắc lên bên trên. Phần nước chấm của bánh cuốn Thanh Trì cũng được pha một cách cầu kì, là sự kết hợp của nước mắm, dấm nếp, tinh dầu cà cuống, vài lát ớt tươi, hành phi.

Giá bánh cuốn Thanh Trì loại không nhân dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg; có nhân từ 85.000 - 100.000 đồng/kg (tùy vào nhân thịt trộn mộc nhĩ hay nhân hành khô).

Các nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, Lý Khắc Cung… đã dành những áng văn hay để đời cho món ăn dân dã nhưng tinh tế bậc nhất của đất Kinh kỳ. Thương hiệu này đã được Cục Sở hữu trí tuệ trao quyết định công nhận nhãn hiệu tập thể “Bánh cuốn Thanh Trì” năm 2015.

Chuyên trang du lịch Traveller nổi tiếng của Australia đã đưa món bánh cuốn Thanh Trì vào top 10 những món ngon hấp dẫn nhất thế giới, và khuyến khích du khách đến Thủ đô Hà Nội nên dùng thử.

Tự hào thương hiệu bánh cuốn Thanh Trì
Chuyên trang du lịch Traveller đưa món bánh cuốn Thanh Trì vào top 10 những món ngon hấp dẫn nhất thế giới

Bánh cuốn Thanh Trì đã vinh dự nằm trong thực đơn phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội, vào tháng 2/2019.

Cùng với đậu bạc Định Công, bánh cuốn Thanh Trì đã được UBND quận Hoàng Mai đưa vào danh mục phát triển làng nghề truyền thống. Nhưng làm thế nào để phát triển làng nghề bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng là một câu hỏi không dễ trả lời.

Theo Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Trì, nếu trước đây cần cối đá xay bột nước bằng phương pháp thủ công, giàng để cối, cầu để bánh, que cất bánh, vại nước mưa, nồi đồng điếu, bếp than... thì ngày nay, người dân Thanh Trì đã sử dụng máy xay bột nước bằng điện, tráng bánh bằng bếp ga, nồi điện nhằm giảm bớt sức lao động của con người, đảm bảo vệ sinh, tránh ô nhiễm môi trường.

Tự hào thương hiệu bánh cuốn Thanh Trì
Bánh cuốn Thanh Trì nằm trong thực đơn phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội

Nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thanh Trì đã động viên, hỗ trợ cán bộ, hội viên phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng; quảng bá, giới thiệu sản phẩm bánh cuốn qua các hội chợ, hội thảo, chương trình giao lưu…

“Để phát triển thương hiệu bánh cuốn Thanh Trì có thể đi theo hướng như gia đình bà My (tổ dân phố số 8) vẫn duy trì dùng cối xay bột để khách nước ngoài đến trải nghiệm, kết hợp mô hình phát triển nghề truyền thống với tour du lịch. Nhưng về lâu dài, muốn bánh cuốn Thanh Trì phát triển cần có khu chợ ẩm thực, tập trung những món ăn ngon của các địa phương. Người dân Thanh Trì đang nghĩ đến Khu ẩm thực thành phố ven sông Hồng sắp được quy hoạch”, Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Trì Bùi Văn Nguyện bày tỏ.

Các nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, Lý Khắc Cung… đã dành những áng văn hay để đời cho món ăn dân dã nhưng tinh tế bậc nhất của đất Kinh kỳ. Thương hiệu này đã được Cục Sở hữu trí tuệ trao quyết định công nhận nhãn hiệu tập thể “Bánh cuốn Thanh Trì” năm 2015.

Chuyên trang du lịch Traveller nổi tiếng của Australia đã đưa món bánh cuốn Thanh Trì vào top 10 những món ngon hấp dẫn nhất thế giới, và khuyến khích du khách đến Thủ đô Hà Nội nên dùng thử.

Bánh cuốn Thanh Trì đã vinh dự nằm trong thực đơn phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội, vào tháng 2/2019.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động