10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chương trình hành động về “Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025”. Trong đó nêu rõ, căn cứ dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, kế thừa 8 chương trình công tác lớn của khóa XVI, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố xây dựng 10 chương trình công tác lớn để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Hà Nội: Đại hội Đảng đã thành công một cách thực chất và tốt đẹp Quận Hoàn Kiếm sắp đồng loạt ra quân thực hiện đợt cao điểm trật tự đô thị Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao các quyết định về công tác cán bộ

Thành ủy Hà Nội yêu cầu việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết phải tiến hành đồng bộ, kiên trì, liên tục và quyết liệt; kết hợp linh hoạt, hài hòa, tích cực, chủ động với những giải pháp cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; định kỳ tiến hành sơ, tổng kết rút kinh nghiệm.

Quang cảnh đại hội
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025

Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu tổ chức quán triệt sâu sắc phương châm Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển” và những nội dung Nghị quyết Đại hội tới toàn Đảng bộ, tạo sự thống nhất cao từ nhận thức đến hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; nỗ lực phấn đấu, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, triển khai hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Thành ủy cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố thành các chương trình công tác lớn toàn khóa nhằm lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu Đại hội.

Chương trình hành động nêu rõ mục tiêu đến 3 mốc thời gian là năm 2025, 2030 và 2045, 20 chỉ tiêu theo 4 nhóm, 5 định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá và 14 giải pháp - nhiệm vụ chủ yếu như trong Nghị quyết Đại hội.

Chương trình hành động nêu rõ, căn cứ dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, kế thừa 8 chương trình công tác lớn của khóa XVI, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố xây dựng 10 chương trình công tác lớn để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Chương trình 01 về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 02 về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 03 về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 04 về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 05 về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 06 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 07 về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 08 về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 09 về “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 10 về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025”.

Ngoài 10 chương trình nêu trên, căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xây dựng các chương trình công tác, nghị quyết chuyên đề, chỉ thị, kế hoạch, đề án theo từng lĩnh vực, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, cấp bách, đột phá, khâu yếu, việc khó, theo thời gian để triển khai thực hiện.

Theo chỉ đạo của Thành ủy trong Chương trình hành động, Ban Thường vụ Thành ủy có trách nhiệm tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đến các đảng bộ trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; chỉ đạo việc xây dựng, ban hành 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy khóa XVII và thành lập Ban chỉ đạo để chỉ đạo, triển khai thực hiện, hoàn thành trong quý I/2021; đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Đảng đoàn Hội đồng nhân dân thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng nhân dân thành phố cụ thể hóa nội dung của chương trình vào các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, bố trí nguồn lực, bổ sung xây dựng cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện chương trình; chỉ đạo tăng cường giám sát hoạt động của các cấp chính quyền và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình.

Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố căn cứ nội dung Chương trình hành động của Thành ủy, xây dựng các đề án, kế hoạch triển khai thực hiện; chỉ đạo các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Từng chương trình, kế hoạch phải đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đồng bộ, phù hợp với thực tế; phân công rõ tập thể và cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện, xác định rõ lộ trình và thời gian hoàn thành.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tích cực tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến chương trình đến cán bộ, đoàn viên, hội viên, các tổ chức, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân bằng các hình thức phù hợp; chủ động giám sát, phản biện trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Các đảng bộ trực thuộc tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung chương trình tới các chi bộ, đảng bộ cơ sở, cán bộ, đảng viên; phổ biến, tuyên truyền nội dung cơ bản đến công chức, viên chức, người lao động và nhân dân; xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị; thường xuyên theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Thành ủy.

Các ban xây dựng Đảng và Văn phòng Thành ủy tham mưu, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc quá trình tổ chức thực hiện chương trình trong toàn Đảng bộ thành phố. Văn phòng Thành ủy theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy theo quy định.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động