Bài dự thi: “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, Thành phố hòa bình”

10 đề xuất chung tay giảm rác thải nhựa

(LĐTĐ) Một trăm người đi nhặt rác liên tục nhưng có một triệu người xả rác thì liệu rằng chúng ta có gom xuể được không? Một nhóm người nỗ lực nhưng nhiều nhóm lại không chung tay thì liệu rằng đến bao giờ mới có thể đạt được Thủ đô văn minh?
Hiệu quả từ mô hình sử dụng làn đi chợ thay thế túi ni lông
Nhiều mô hình mới thiết thực, mang sắc thái riêng
Từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon là việc làm cấp thiết

Cùng với tình hình rác thải nhựa trên thế giới, thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đang ngày càng báo động và trở thành mối quan tâm hàng đầu.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi tháng, mỗi gia đình sử dụng đến 1kg túi nilon. Ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày thải ra môi trường lên tới 80 tấn. Theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam thì trong khoảng thời gian 1990 – 2015 số lượng tiêu thụ nhựa ở Việt Nam đã tăng lên chóng mặt, từ 3,8 kg/người/năm lên đến 41 kg/người/năm.

5211 12
Hà Nội sạch đẹp không có rác. (Ảnh nguồn internet)

Từ năm 1996, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 3093/QĐ-UB, Ban hành quy định quản lý rác thải của thành phố, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị chức năng và có chế tài xử phạt nếu các tổ chức, cá nhân và người dân vi phạm. Tiếp theo đó, Thành phố ban hành Quyết định số 50/2010/Đ-UBND ngày 9/10/2010, về “Cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách thành phố thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chôn lấp rác thải nông thôn trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội”.

Đến năm 2014, Thủ tướng có Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn (tám khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và chín khu đầu tư mới). Vùng I, bao gồm khu vực nội đô lịch sử, các quận (Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên và một phần huyện Thanh Trì), các huyện (Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn), có năm khu xử lý chất thải rắn.

Vùng II, gồm một phần huyện Thanh Trì, một phần quận Hà Đông, các huyện (Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức), có sáu khu xử lý chất thải rắn. Vùng III, gồm một phần quận Hà Đông, các huyện (Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ), thị xã Sơn Tây, có sáu khu xử lý chất thải rắn.

Về công nghệ, theo quy hoạch phải sử dụng công nghệ tái chế nhựa, giấy, sắt thép; xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh; công nghệ đốt, kết hợp thu hồi năng lượng; chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.

Tuy nhiên, Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Ban Đô thị, Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội cho thấy: Chất thải rắn sinh hoạt hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp (chiếm khoảng 89%), xử lý bằng phương pháp đốt không phát điện chiếm khoảng 11% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và chỉ đạt 43% so với công suất thiết kế.

Việc đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp, xây mới các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa hợp lý, thành phố mới chỉ tập trung đầu tư các khu xử lý tại vùng I và vùng III, trong khi đó, vùng II - phía nam chưa có khu xử lý, nhà máy nào hoạt động.

Áp lực về xử lý rác thải sinh hoạt đang là bài toán nan giải với các cơ quan chức năng TP Hà Nội. Bởi riêng lượng rác thải hằng ngày chuyển lên Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn đã đến mức hơn 4.000 tấn/ngày, có khi 6.000 tấn/ngày. Hiện nay Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn đã có nhà máy đốt rác Nedo được xây dựng theo công nghệ Nhật Bản, công suất đốt rác cũng chỉ đạt 75 tấn mỗi ngày/đêm, đồng nghĩa không thể xử lý hết số lượng rác thải lên đến hàng nghìn tấn/ngày.

Thực tế, trong những năm qua, người dân ở cạnh Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn) đã từng nhiều lần chặn xe rác, bởi việc vận chuyển, xử lý rác gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của họ, khiến cho rác trong khu vực nội thành bị ùn ứ, gây ô nhiễm nhiều ngày.

Cuối năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy điện rác Sóc Sơn, khởi công vào năm 2018. Theo kế hoạch, dự án cơ bản hoàn thành vào tháng 8/2020 và đưa vào vận hành thử trong tháng 10/2020.

Chính quyền đã rất nỗ lực xây dựng một Hà Nội xanh, sạch, đẹp và đáng sống, các đoàn thể cũng không ngừng trăn trở và đi đầu trong các hoạt động phong trào xây dựng môi trường, dọn dẹp môi trường, điều đó là rất tích cực và đáng được ghi nhận.

Một trăm người đi nhặt rác liên tục nhưng có một triệu người xả rác thì liệu rằng chúng ta có gom xuể được không? Một nhóm người nỗ lực nhưng nhiều nhóm lại không chung tay thì liệu rằng đến bao giờ mới có thể đạt được Thủ đô văn minh?

Gải pháp đề xuất

Hà Nội cần có chiến lược xử lý rác thải sinh hoạt rõ ràng, lâu dài, bền vững. Phải khẩn trương có công nghệ mới thân thiện với môi trường như đốt rác kết hợp thu hồi năng lượng để phát điện, giảm tỷ lệ chôn lấp

1. Hà Nội cần hạn chế lượng rác thải nhựa ra môi trường

Sau khi sử dụng đồ nhựa, hãy vất bỏ vào thùng rác, điểm thu gom, tránh vứt bừa bãi. Hạn chế sử dụng đồ nhựa, nhất là đồ nhựa sử dụng một lần và thay thế bằng đồ sử dụng nhiều lần từ vải, sứ, gỗ, tre,…

Mỗi người và gia đình cần phân loại rác thải nhựa trước khi mang ra bãi rác hoặc để người thu gom rác đến xử lý giúp việc tái chế nhựa dễ dàng hơn. Các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn,… và mỗi cá nhân phải chung tay bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế dùng cốc nhựa, túi nilon, các đồ dùng nhựa 1 lần và thay vào đó hãy sử dụng sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường

2. Hà Nội cần hạn chế chôn rác

Quỹ đất có hạn, chôn rác thì gây ô nhiễm nên cần chuyển sang đốt rác. Hà Nội cần tăng cường công tác phân loại rác thải tại nguồn theo hướng: Phân chia địa bàn các huyện thành nhiều vùng khác nhau để áp dụng các phương thức phân loại, thu gom phù hợp với công nghệ xử lý; kết hợp với việc phân loại tinh tại các trạm trung chuyển nhằm tăng hiệu quả xử lý, tái chế rác thải, giảm tỷ lệ chất thải phải vận chuyển đi chôn lấp, xử lý; nghiên cứu xây dựng kế hoạch hướng tới việc phân loại phù hợp với công nghệ xử lý trong bối cảnh Thành phố đang đẩy mạnh xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện.

Cơ giới hóa việc thu gom, vận chuyển rác đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. Thực hiện nghiêm túc việc bỏ rác, thu gom đúng giờ, đúng quy định.

3. Khuyến khích sản xuất bao bì thân thiện môi trường

Bên cạnh những cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, thực tế vẫn còn không ít khó khăn trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, nhất là phân loại rác tại nguồn. Để từng bước khắc phục, nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố đã xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để hạn chế sử dụng túi nilon, hạn chế xả trực tiếp rác thải nhựa ra môi trường.

Để phong trào chống rác thải nhựa ngày càng lan rộng, ngoài việc tuyên truyền, vận động, sự vào cuộc tích cực của các tổ chức, đoàn thể, cơ quan chức năng cũng cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất bao bì xanh, thân thiện môi trường hoặc các sản phẩm sinh học dễ phân hủy.

4. Thay đổi nhận thức của người dân

Dù công nghệ nào đi chăng nữa, chỉ khi rác được phân loại đúng tiêu chuẩn mới đảm bảo được hiệu năng xử lý và ngăn các khí thải có hại sinh ra trong quá trình đốt. Việc phân loại rác không chỉ đáp ứng các yêu cầu về xử lý mà còn giúp đảm bảo độ bền, tuổi thọ cho hệ thống, máy móc xử lý.

Nếu mỗi gia đình tự phân loại rác tại nhà với mức độ chính xác khoảng 80% sẽ tiết kiệm cho chính phủ một khoản tiền khổng lồ để xử lý rác thải. Chúng ta cần bắt đầu với việc thay đổi thói quen, nhận thức của người dân nhất là nhận thức của trẻ em.

Việc xử lý rác thải vẫn đang được bao cấp và gần như không có doanh nghiệp nào muốn tham gia vì khả năng sinh lời rất thấp. Chính phủ phải phối hợp chặt chẽ với người dân nhằm cải thiện việc phân loại và xử lý rác thải này. Chế tài và các biện pháp xử phạt cũng là một công cụ hữu hiệu thực thi các quy định về phân loại rác tại nguồn.

5. Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ môi trường sống, vứt rác đúng nơi quy định, nói không với xả rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, đặc biệt là những nơi công cộng như công viên, bệnh viện, trường học, nơi công sở, khu du lịch, lễ hội,...

Giáo dục nâng cao nhận thức cho trẻ em về bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống và học tập. Giữ gìn vệ sinh chung, quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, những cống rãnh chảy phải có nắp đậy, không xả nước thải, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra những ao, hồ không có rãnh thoát. Mỗi gia đình cần có một thùng đựng rác có nắp đậy riêng và thu gom rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.

6. Cần chú trọng đầu tư công nghệ xử lý rác

Liên quan đến công nghệ xử lý rác thải, qua đợt tổng rà soát, kiểm tra các bãi rác, khu xử lý rác thải trên cả nước năm 2019, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thông tin, trong toàn quốc hiện nay vẫn còn 71% rác thải xử lý theo hình thức chôn lấp (hợp vệ sinh và không hợp vệ sinh); tỷ lệ các công nghệ khác là rất thấp (đốt 13%, còn lại là một số giải pháp khác).

Như ở Hà Nội, từ năm 1997 đến nay, chôn lấp vẫn là cách xử lý rác thải chủ yếu của Thủ đô. Trong khi, cứ 1 m3 rác thải được chôn xuống đất sẽ sinh ra 1,3 m3 nước rỉ rác gây ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy; nghiên cứu cơ chế chuyển giao công nghệ tiên tiến tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy trở thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường; thực hiện các biện pháp phân loại chất thải tại nguồn.

7. Trồng nhiều cây xanh giảm mùi hôi của rác

Cây xanh là nguồn cung cấp oxy cho bầu khí không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm sói mòn đất và hệ sinh thái. Nên trồng nhiều cây xanh để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và môi trường đô thị đang ô nhiễm, thì cây xanh là sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống. Mang thiên nhiên vào nhà cũng là cách giáo dục mọi người ý thức bảo vệ môi trường và đó là cách tích cực làm xanh môi trường.

8. Hạn chế sử dụng túi nilon

Nilon là vật khó phân hủy trong môi trường bình thường nó có thể tồn tại hàng trăm năm. Nếu sử dụng nhiều túi nilon mà không xử lý đúng sẽ gây lên hậu quả to lớn sau này. Để giảm thiểu túi nilon và các túi đựng bằng nhựa chúng ta nên hạn chế tối đa hoặc thay thế bằng các túi bằng giấy hay các loại túi dễ phân hủy.

9. Tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn và cho hiệu suất sử dụng cao và bền lâu. Nên lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đến mức cạn kiệt như hiện này.

10. Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống

Giờ đây khoa học phát triển hiện đại rất nhiều, nhiều thiết bị rất thân thiện môi trường và làm giảm ô nhiễm. Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống là phương pháp bảo vệ môi trường một cách nhanh chóng, hiệu quả và hữu ích. Bảo vệ được môi trường sống là bảo vệ sức khỏe con người và phát triển kinh tế của đất nước.

Người dân ai cũng muốn hưởng thụ môi trường sống xung quanh xanh - sạch - đẹp là nhu cầu chính đáng nhưng chỉ trông chờ nỗ lực của những người làm công tác vệ sinh môi trường thôi là chưa đủ mà rất cần có sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng, nhất là vai trò của chính quyền sở tại trong việc giám sát đổ rác thải.

Hy vọng thời gian tới, chính quyền, các cấp, các ngành, cùng các tổ chức chính trị của phường Nam Đồng nỗ lực phát huy hơn nữa trong các công tác tuyên truyền, nhiều hành động cụ thể hơn nữa để tất cả người dân đều nắm rõ và cùng chung tay xây dựng Hà Nội phát triển, xứng tầm Thủ đô anh hùng, thành phố Hoà bình.

* Tít do Lao động Thủ đô đặt

Nguyễn Thu Hương (Ban Biên tập Tin Hà Nội 18 giờ, Đài PT-TH Hà Nội)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Xem thêm
Phiên bản di động