12 triệu liều vắc xin sẽ được chuyển cho các địa phương đang có dịch trong tháng 7
Chiều 25/7, tại phiên thảo luận Quốc hội, báo cáo, giải trình về một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, gây ra những tổn thất về sức khỏe, tính mạng và kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Làn sóng dịch hiện nay với biến chủng Delta đã làm đảo lộn kết quả phòng, chống dịch bệnh của các nước trên thế giới. Trong đó, các quốc gia Đông Nam Á, châu Âu, Mỹ tiếp tục hứng chịu làn sóng mới của dịch bệnh với một biến thể có sức lây lan nhanh, mạnh chưa từng có.
Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại phiên thảo luận chiều 25/7. |
Tại Việt Nam, đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ cuối tháng 4 đã tấn công vào khu kinh tế trọng tâm phía Bắc và hiện nay là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; diễn biến dịch phức tạp, có thể kéo dài tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.
Kế thừa kết quả, kinh nghiệm phòng, chống dịch trước đây, trong giai đoạn dịch thứ 4, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, huy động toàn hệ thống chính trị, huy động mọi người dân, với phương châm xuyên suốt của Chủ tịch nước là “chống dịch như chống giặc”. Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các địa phương đã kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch, chuẩn bị các kịch bản ứng phó với các tình huống; áp dụng các phương pháp xét nghiệm và thực hiện giãn cách, cách ly phù hợp; thực hiện truy vết thần tốc, phát huy vai trò của các tổ Covid-19 dựa vào cộng đồng. Chủ động thiết lập bệnh viện dã chiến kịp thời; áp dụng mô hình tháp 3 tầng trong quản lý, chăm sóc người nhiễm; siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp… các Bộ, ngành, các địa phương đã có các hỗ trợ kịp thời hiệu quả.
“Bộ Y tế đã điều động gần 7.000 nhân lực của Trung ương và địa phương chi viện cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam, thiết lập kho dã chiến dể hỗ trợ các địa phương khi vượt quá khả năng. Về tổng thể các địa phương đang nỗ lực cố gắng kiểm soát sớm tình hình và có những tín hiệu tích cực, khả quan”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay.
Liên quan đến chiến lược vắc xin, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, theo thỏa thuận cung ứng vắc xin đầu tiên được ký kết vào tháng 9/2020 từ Covax với 38,9 triệu liều; tháng 11 hợp đồng được ký với Astra Zeneca với 30 triệu liều; các hợp đồng cam kết thỏa thuận được ký kết với Pfizer, với Nga và một số nước khác.
“Nỗ lực tiếp cận và ngoại giao vắc xin được thúc đẩy mạnh mẽ với hàng loạt cuộc đàm phán, trao đổi trong các cuộc gặp song phương, đa phương của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và đã có nhiều kết quả khả quan; đến thời điểm hiện nay chúng ta đã có các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng và nhận được nhiều nguồn viện trợ của Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Úc, Anh và các nước khác với số lượng trên 130 triệu liều, đang nỗ lực đàm phán ký kết trên 40 triệu liều để nâng tổng số lên 170 triệu liều vào năm 2021”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, do tình hình khan hiếm vắc xin toàn cầu, khả năng sản xuất của các nhà máy có hạn, (Covax cung ứng 3,86 tỷ liều nhưng đến nay mới cung ứng được 89,8 triệu liều cho 133 Quốc gia đạt 2,5% theo kế hoạch); các trung tâm sản xuất vắc xin của thế giới như Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch nên đã dừng xuất khẩu vắc xin cho các nước. Nhờ nỗ lực thúc đẩy và ngoại giao vắc xin, riêng trong tháng 7/2021 sẽ có khoảng hơn 12 triệu liều vắc xin sẽ được chuyển cho các địa phương đang có dịch; các tỉnh, thành phố là đầu tầu kinh tế; các tỉnh khác để tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
Về nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ vắc xin, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, vào quý 1/2021, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập, nuôi cấy vi rút mở đường cho nghiên cứu vắc xin; là quốc gia đầu tiên trong Đông Nam Á, tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3. Đến tháng 8/2021, mũi tiêm thứ 2 sẽ hoàn thành cho các đối tượng nghiên cứu và sẽ thực hiện việc đăng ký theo quy định.
“Hiện nay có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ với Nga, Mỹ, Nhật đã được ký kết. Với Nga, đã xong giai đoạn 1 gia công, đóng ống đã hoàn thành và đang được kiểm định chất lượng tại Nga; trong tháng 8 sẽ được đóng ống tại Việt Nam chuyển sang giai đoạn 2 chuyển giao công nghệ vào cuối năm nay. Hợp đồng với Mỹ chuyển giao công nghệ vắc xin với công nghệ cao nhất sẽ tiến hành thử nghiệm vào tháng 8; nhà máy sản xuất với quy mô đạt tới 200 triệu liều đã được triển khai xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022”, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31