3 chiêu trò lừa đảo phổ biến trên không gian mạng tuần qua
Chiêu trò lừa đảo tham gia bán hàng online nhận “tiền hoa hồng”
Thủ đoạn của đối tượng lừa đảo là tạo những tài khoản, hồ sơ mạng xã hội giả mạo, thường đưa các tin, bài quảng cáo trên các trang mạng xã hội. Khi có người liên hệ đến để tìm việc làm, các đối tượng yêu cầu phải thanh toán đơn hàng trước, rồi sẽ được nhận lại tiền gốc cộng thêm chiết khấu “hoa hồng”.
Một đơn hàng thành công sẽ được hưởng “hoa hồng” từ 10% đến 20%, đối với những đơn hàng giá trị nhỏ, đầu tiên người dân sẽ được thanh toán kèm “hoa hồng” như đã hứa hẹn nhằm tạo lòng tin.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đến khi số tiền đặt các đơn hàng của nạn nhân ngày càng lớn, các đối tượng sẽ giở các chiêu trò, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng thủ đoạn thông báo đến nạn nhân trúng thưởng một giải thưởng lớn rồi dụ dỗ nạn nhân tham gia làm nhiệm vụ đặt đơn hàng, kiếm tiền online...
Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không tham gia các hình thức bán hàng online với lợi nhuận, hoặc tiền hoa hồng cao; không truy cập, đăng nhập, tải các web, đường link được gửi từ người lạ, không rõ nguồn gốc. Tuyệt đối không chuyển tiền cho bất cứ ai khi không có thông tin rõ ràng, cụ thể của tài khoản nhận tiền; không tham gia mọi hình thức làm nhiệm vụ đặt đơn hàng để kiếm lợi nhuận; không truy cập, đăng nhập, tải các web, đường link được gửi từ người lạ, không rõ nguồn gốc,…
Đối tượng gọi điện mạo danh thủ quỹ trường học để lừa đảo
Gần đây, một số đối tượng đã lợi dụng việc làm định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện hành vi lừa đảo. Một số đối tượng mạo danh thủ quỹ của trường học và công an liên hệ phụ huynh học sinh yêu cầu cung cấp thông tin để làm định danh điện tử mức độ 2.
Hình thức lừa đảo trên không phải mới, nhưng đã có sự biến tướng và tinh vi hơn khiến nhiều người dân vẫn bị sập bẫy. Lợi dụng sự nắm bắt chưa đầy đủ các thông tin liên quan đến việc cài đặt app VNeID, kích hoạt tài khoản định danh điện tử của một bộ phận người dân, đối tượng lừa đảo đã gọi điện, sau đó gửi đường link qua tin nhắn Zalo, Facebook... yêu cầu người dân truy cập và cài đặt phần mềm VNeID giả mạo (có giao diện giống với ứng dụng VNeID thật).
Sau khi người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo được cấp quyền truy cập mức cao, bao gồm cả đọc dữ liệu cá nhân và đọc tin nhắn chứa mã OTP…, đối tượng sẽ kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng và thực hiện lệnh chuyển tiền trên điện thoại nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.
Trước chiêu trò tinh vi trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến, tránh nguy cơ bị chiếm quyền điều khiến toàn bộ thiết bị và chiếm đoạt tài sản.
Người dân không cung cấp thông tin cá nhân dưới mọi hình thức, tránh truy cập vào những đường dẫn lạ, thực hiện xác minh danh tính của đối tượng và thông tin được đối tượng yêu cầu thông qua kênh thông tin chính thống.
Bẫy lừa đảo bán “bùa yêu” quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội
Lợi dụng sự cả tin, mù quáng của các nạn nhân, một nhóm đối tượng lừa đảo đã tự chế phẩm màu và hương liệu, rồi đóng vào những lọ thủy tinh nhỏ hoặc chất bột để làm “bùa yêu”, sau đó quảng cáo và rao bán cho hàng trăm người trên mạng xã hội.
Các đối tượng đăng hình ảnh, chạy quảng cáo trên Facebook và đăng tin nhắn phản hồi của khách hàng về việc dùng bùa yêu có tác dụng, tuy nhiên, thực chất những tin nhắn này là đối tượng tự lập tài khoản nhắn tin cho nhau để quảng cáo, lan truyền thông tin “bùa yêu” có khả năng hút tình, khiến người yêu hoặc vợ, chồng nghe lời và hút tài lộc.
Trong gói bùa yêu có một lọ nước hương liệu, một lá bùa, cùng hướng dẫn cách sử dụng. Nhiều người đã tin theo lời quảng cáo và bỏ tiền mua; đã có rất nhiều người tin tưởng, đặt mua “bùa yêu” của nhóm đối tượng này và chuyển tiền với giá từ 250.000 đến 500.000 đồng cho một túi “bùa yêu”.
Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không nên tin vào những lời quảng cáo, mê tín dị đoan trên mạng xã hội. Người dân nên lựa chọn và tìm đến những địa chỉ uy tín, không nên quá tin tưởng vào những hình thức biến tướng của hình thức xem tâm linh trên không gian mạng. Người dùng cần tìm hiểu kỹ và xác minh chính xác đối tượng trước khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào trên mạng xã hội. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ cơ quan Công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Công đoàn chủ động, sáng tạo chăm lo và đồng hành cùng người lao động

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển
Tin khác

Vụ án Tập đoàn Thuận An: Đề nghị truy tố cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà
Tin nóng 12/05/2025 15:43

Vụ án Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án
Pháp đình 12/05/2025 15:18

Tạm giữ đối tượng chống người thi hành công vụ tại chợ Long Biên
Tin nóng 12/05/2025 07:23

Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường
Tin nóng 11/05/2025 12:53

Đã xác định được tài xế xe ô tô gây tai nạn trên đường Kim Giang
Tin nóng 10/05/2025 16:11

Đánh sập sàn ngoại hối Verbo Capital lừa đảo hơn 4.000 người
Tin nóng 09/05/2025 07:15

Khởi tố đối tượng Lê Việt Hùng về hành vi cưỡng đoạt tài sản
Tin nóng 08/05/2025 17:30

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt
Tin nóng 07/05/2025 23:28

Khởi tố vụ tai nạn giao thông khiến nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long tử vong
Tin nóng 07/05/2025 21:43

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Điều tra - bạn đọc 07/05/2025 20:51