4 "cạm bẫy" cần phải đề phòng khi đi phỏng vấn xin việc
9 thói quen "xấu xí" trong khu vực chờ phỏng vấn | |
Phỏng vấn xin việc: Bạn trẻ thiếu tự tin, bản lĩnh | |
Nên mặc màu gì khi đi phỏng vấn xin việc? |
Tìm công việc mới không phải là điều dễ dàng, người lao động phải chật vật kiếm công việc phù hợp, gửi hồ sơ và chờ đợi để được gọi phỏng vấn. Rồi những buổi phỏng vấn căng não, 2 tháng thử việc đầy thách thức để được chính thức làm việc.
Nhưng sẽ ra sao nếu sau 2 tháng thử việc, bạn nhận ra công ty mới không hề tốt đẹp và những lời hứa hẹn khi phỏng vấn bỗng chốc "không cánh mà bay". Do đó, ngay từ thời điểm đầu tiên khi đi phỏng vấn, hãy cố gắng sàng lọc, tìm đến một công ty biết tạo điều kiện phát triển cho người lao động (NLĐ), giúp giảm thiểu được rất nhiều thiệt thòi, xây dựng một tương lai tốt hơn và tìm cách tránh xa các công ty có môi trường yếu kém, làm thui chột tài năng. Dưới đây là 4 dấu hiệu giúp bạn nhận biết được đâu là công ty cần đề phòng.
Một công ty đề xuất bạn một vị trí không phù hợp với định hướng của bạn ban đầu, thì phải cân nhắc thật kĩ về vấn đề này |
Đầu tiên là yêu cầu NLĐ phải "đa zi năng". Đặc điểm chung của những công ty thường là đòi hỏi rất nhiều ở NLĐ. Ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nhân viên phải chấp nhận ôm đồm nhiều công việc khác kể cả dọn dẹp, bưng bê… Bạn cũng cần đề phòng những nơi vẽ ra viễn cảnh quá "màu hồng", không thực tế.
Điều thứ hai khá "nhạy cảm" là chia sẻ không tốt về nhân viên cũ của họ. Cấp trên hay chê trách và không bao giờ thừa nhận năng lực, đóng góp của nhân viên cũng là một trong những điều khiến hầu hết người đi làm chán nản và muốn nghỉ việc. Việc lắng nghe trong buổi phỏng vấn về cách người quản lý trực tiếp chia sẻ về đội ngũ nhân viên của họ sẽ giúp bạn nhìn thấy được phần nào đó cách làm việc của họ. Và hãy đề phòng nếu họ liên tục đưa ra lời chê trách hay phàn nàn về người nhân viên cũ từng đảm nhiệm vị trí bạn ứng tuyển.
Điều thứ ba là công ty không liên lạc qua e-mail mà chỉ bằng các ứng dụng khác. Các công ty đáng tin thường sử dụng hai hình thức để liên hệ với ứng viên là qua điện thoại và e-mail công ty. Còn với công ty không đáng tin, họ thường sử dụng những tài khoản mạng xã hội ảo để liên hệ như tài khoản Facebook hoặc Zalo, Viber...
Và cuối cùng, đề nghị một vị trí khác với vị trí bạn ứng tuyển. Trong công việc, chỉ khi được làm công việc bạn yêu thích hoặc đúng chuyên môn, bạn mới thật sự phát triển được. Vì thế, một công ty đề xuất bạn một vị trí không phù hợp với định hướng của bạn ban đầu, hãy cân nhắc thật kĩ về vấn đề này.
Theo Giang Nam/ nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56