5 giải pháp xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức Hà Nội
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Ánh Tuyết, văn hóa lãnh đạo, quản lý là một bộ phận quan trọng của văn hóa. Việc xây dựng văn hoá lãnh đạo, quản lý của cán bộ công chức Hà Nội có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển; vừa là nguồn lực, vừa là động lực, đồng thời cũng là giải pháp để phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
![]() |
Hội thảo khoa học Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. (Ảnh: Lương Toàn) |
Qua nghiên cứu kinh nghiệm từ xưa đến nay, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ánh Tuyết chia sẻ, lãnh đạo thường có hai cách: Lãnh đạo dựa vào quyền lực; lãnh đạo bằng tầm nhìn chiến lược, cái tâm, cái đức, bằng thuyết phục, cảm hóa thông qua trí tuệ... Sự kết hợp hai cách lãnh đạo này tạo thành nghệ thuật - văn hóa lãnh đạo, là tố chất cần có đối với cán bộ lãnh đạo.
“Cán bộ, công chức Hà Nội là lực lượng nòng cốt, là nhân tố quan trọng trong việc lãnh đạo, triển khai nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị của Hà Nội. Đó là những người giữ vai trò quan trọng, có tính quyết định đến sự thành công của mục tiêu phát triển Thủ đô”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ánh Tuyết nêu.
Trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế và yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong giai đoạn tới, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ánh Tuyết đưa ra 5 giải pháp xây dựng và thực hiện văn hóa lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức Hà Nội.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Bởi đội ngũ cán bộ, công chức là những người quyết định và giải quyết những vấn đề cốt lõi của Thành phố, là nhân tố quyết định việc lãnh đạo, điều hành trong xây dựng và phát triển Thủ đô. Khi họ có nhận thức đúng và toàn diện về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô thì sẽ tập trung quán triệt, tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Thứ hai, rèn luyện tư duy để có tầm nhìn phát triển dài hạn, hoạch định chiến lược. Cần nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và Thành phố, tuân thủ pháp luật hiện hành. Cán bộ lãnh đạo cần bám sát thực tiễn Thủ đô, dự báo đúng tình hình, nắm bắt kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn, lựa chọn đúng và tập trung lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá; gắn kết chặt chẽ các mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản, lâu dài với chỉ đạo thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ cấp bách, trước mắt.
![]() |
Cán bộ, công chức là lực lượng nòng cốt triển khai nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị. (Ảnh: Trần Hải) |
Thứ ba, xây dựng phong cách làm việc khoa học, có tinh thần kỷ luật, dám đối diện với thử thách. Đặc biệt, bối cảnh hiện nay, trong cuộc cách mạng 4.0, đất nước đang thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử và hướng đến Chính phủ số, Hà Nội cũng đi đầu trong việc số hóa nhiều lĩnh vực, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải hoàn thiện trình độ, kỹ năng, năng lực của bản thân để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao.
Thứ tư, xây dựng tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân. Tính gương mẫu của cán bộ, công chức thể hiện ở tinh thần đoàn kết, không bè phái; nâng cao tinh thần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; biết quản trị bản thân và gia đình, không để bản thân bị sức mạnh của đồng tiền hay quyền lực chi phối, không để gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình để trục lợi, tham ô, tham nhũng, không sống xa hoa, lãng phí.
Thứ năm, xây dựng tinh thần cống hiến. Người lãnh đạo là người ưu tú và là người nhân đức. Do đó, đội ngũ cán bộ, công chức phải luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên lợi ích riêng, phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc và mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng lên trên hết.
“Có thể khẳng định, xây dựng và thực hiện văn hóa lãnh đạo của cán bộ công chức Hà Nội có trí tuệ, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, gương mẫu, đoàn kết… đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực sự sẽ trở thành nguồn lực quan trọng, là nhân tố có ý nghĩa quyết định phát triển Thủ đô”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ánh Tuyết bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng
Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39