5 tiêu chí thẩm định tài liệu giáo dục địa phương
![]() | Học sinh tiểu học có thể học vượt lớp |
![]() | Không quy định cứng nhắc định mức giờ chuẩn của giảng viên trong một năm học |
![]() | Sẽ có thay đổi trong lựa chọn sách giáo khoa |
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Thông tư quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra để lấy ý kiến rộng rãi.
Theo dự thảo, có 5 tiêu chí thẩm định tài liệu. Cụ thể, tiêu chí 1: Điều kiện tiên quyết của tài liệu là phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, quy định của pháp luật; không có định kiến xã hội về giới, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị.
![]() |
Theo dự thảo Thông tư, tài liệu giáo dục địa phương phải phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, quy định của pháp luật. (Ảnh minh họa) |
Tiêu chí 2 về nội dung tài liệu: Tài liệu bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính trị - xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu, hướng nghiệp, các vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống của địa phương.
Đồng thời đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018); chú trọng hình thành năng lực vận dụng, thực hành phù hợp với trình độ, khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy năng lực của học sinh.
Tiêu chí 3 về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá: Các bài học hoặc chủ đề trong tài liệu tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá, phù hợp với thực tiễn tổ chức dạy học tại địa phương.
Tiêu chí 4 về cấu trúc và hình thức trình bày: Tài liệu được thiết kế theo từng bài học, chủ đề riêng biệt hoặc tích hợp, lồng ghép nội dung kiến thức về một số lĩnh vực vào một bài học, chủ đề, đảm bảo sự phù hợp với kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; tài liệu có tính mở, khuyến khích cách tiếp cận đa dạng bảo đảm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đối với nội dung giáo dục địa phương;
Hình thức trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; tranh, ảnh, bảng, biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ, dữ liệu, số liệu bảo đảm rõ ràng, chính xác, cập nhật, phù hợp với nội dung chủ đề hoặc bài học.
Được biết, tại Hà Nội, từ cuối tháng 12/2019, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 274/KH-UBND về tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố. Theo kế hoạch, trong năm 2020, tài liệu giáo dục địa phương sẽ được tổ chức biên soạn, hoàn thiện và tổ chức dạy đại trà đối với học sinh lớp 1 trên địa bàn thành phố; năm 2021 sẽ hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 12. |
Tiêu chí 5 về ngôn ngữ, thuật ngữ: Ngôn ngữ, thuật ngữ sử dụng trong tài liệu là Tiếng Việt được diễ đạt trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi và bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp; thể thức, kỹ thuật trình bày, các chữ viết tắt, kí hiệu, phiên âm, đơn vị bảo đảm theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng quy định Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định tài liệu. Hội đồng được thành lập theo cấp học.
Thành phần Hội đồng bao gồm: Cán bộ quản lý và chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo; cán bộ quản lý, giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông; nhà khoa học; người tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, nghệ nhân; đại diện một số sở, ban, ngành liên quan. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người, ít nhất 1/3 số thành viên hội đồng là giáo viên đang giảng dạy tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, minh bạch, khách quan, trung thực. Hội đồng xếp loại “Đạt” đối với tài liệu được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hội đồng xếp loại “Đạt”. Đối với các tài liệu được xếp loại “Đạt”, Sở Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lấy ý kiến đóng góp dự thảo Thông tư quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương đến hết ngày 16/7/2020.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động
Tin khác

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Giáo dục 20/04/2025 17:42

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/04/2025 22:30

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học
Giáo dục 19/04/2025 21:18

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm
Giáo dục 19/04/2025 17:25

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
Xã hội 19/04/2025 16:37

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 18/04/2025 22:42

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc
Giáo dục 18/04/2025 22:12

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục
Giáo dục 18/04/2025 19:56

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký
Giáo dục 18/04/2025 14:35

Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia
Giáo dục 18/04/2025 14:34