6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục (trong đó có nhà giáo).
Cần có biện pháp bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng của nhà giáo Quy định mới về tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, “Nhà giáo nhân dân” Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo

Theo dự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến góp ý, có 6 điểm đáng chú ý.

Thứ nhất, định danh đầy đủ, tường minh về nhà giáo làm cơ sở đề xuất chính sách

Dự thảo Luật Nhà giáo định danh đầy đủ, tường minh về nhà giáo ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, trong các cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trường dự bị đại học và các cơ sở giáo dục khác. Cùng với định danh nhà giáo, dự thảo Luật Nhà giáo mô tả cụ thể hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, quy định chuẩn nhà giáo để sử dụng thống nhất, gắn với từng chức danh nhà giáo.

Nhà giáo - nguồn lực, tài sản lớn của ngành Giáo dục, lực lượng then chốt trong phát triển sự nghiệp giáo dục cũng vì thế được quan tâm để phát triển cả về số lượng và chất lượng
Nhà giáo được coi là lực lượng then chốt trong phát triển sự nghiệp giáo dục.

Như vậy, lần đầu tiên, việc định danh nhà giáo gắn với đặc thù nghề nghiệp được quy định một cách đầy đủ, hệ thống, làm cơ sở cho việc chuẩn hóa và đề xuất các quy định chế độ, chính sách đối với nhà giáo. Điều này vừa đảm bảo chất lượng đội ngũ nhà giáo và tạo sự bình đẳng giữa nhà giáo trong công lập và nhà giáo trong các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.

Thứ hai, bảo vệ nhà giáo trong hoạt động công việc, an sinh

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những hành vi bị nghiêm cấm của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến nhà giáo cùng với các quy định về xử lý vi phạm với các hành vi bị nghiêm cấm. Việc này vừa tạo hành lang pháp lý đầy đủ để nhà giáo thực hiện hoạt động nghề nghiệp, vừa tăng cường các phương diện pháp lý cần thiết để bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp.

Thứ ba, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo phù hợp với thực tiễn, bối cảnh mới

Một trong những quy định được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo là quy định chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người đạt tiêu chuẩn chức danh nhà giáo theo quy định.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm của một số ngành/lĩnh vực, Ban soạn thảo đề xuất và dự kiến chứng chỉ hành nghề cơ bản sẽ có tác động tích cực đối với nhà giáo và cơ sở giáo dục. Cụ thể, chứng chỉ hành nghề tạo thuận lợi cho nhà giáo nếu có những thay đổi nơi hoạt động nghề nghiệp. Chứng chỉ hành nghề có giá trị sử dụng toàn quốc nên dù nhà giáo dạy học ở đâu cũng không cần phải thực hiện lại chế độ tập sự, giảm được thủ tục cho nhà giáo khi: Thuyên chuyển và ký hợp đồng làm việc không thời hạn, hợp đồng có thời hạn, thỉnh giảng hoặc dạy liên trường; khi nhà giáo thuyên chuyển từ cơ sở giáo dục công lập sang cơ sở giáo dục ngoài công lập hoặc ngược lại; khi nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia giảng dạy theo nhu cầu của cơ sở giáo dục.

Chứng chỉ hành nghề có giá trị đảm bảo đồng đều về chất lượng dạy học và giáo dục giữa các cơ sở giáo dục và và dự kiến sẽ điều chỉnh bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà giáo hiện nay. Chứng chỉ hành nghề bảo đảm nhiều yêu cầu của hội nhập quốc tế, giúp việc trao đổi nhà giáo giữa các nước được thuận tiện, nhất là việc kiểm soát chất lượng của những người nước ngoài vào hoạt động giáo dục tại Việt Nam.

6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo.

Để không gây xáo trộn khi áp dụng quy định về chứng chỉ hành nghề, dự thảo Luật Nhà giáo đã tính toán phương án chuyển tiếp thuận lợi cho 1,6 triệu nhà giáo đã được tuyển dụng vào ngành trước khi Luật có hiệu lực sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề mà không cần đánh giá sát hạch. Những nhà giáo đã nghỉ hưu nếu có nguyện vọng cũng được cấp chứng chỉ hành nghề để ghi nhận sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục hoặc sử dụng để tiếp tục hoạt động nghề nghiệp.

Thứ tư, quy định thống nhất về tuyển dụng

Đối với việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, căn cứ vào các đặc trưng lao động khác biệt so với các viên chức khác, dự thảo Luật Nhà giáo dự kiến quy định đầy đủ và thống nhất về tuyển dụng nhà giáo, trong đó đổi mới quy định về phương thức, nội dung tuyển dụng phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo để đảm bảo tuyển dụng được người giỏi vào ngành; quy định về việc sử dụng, quản lý nhà giáo đảm bảo phủ hết các nhóm đối tượng nhà giáo trong công lập và ngoài công lập và tạo điều kiện cho nhà giáo các cơ hội phát triển nghề nghiệp (thay đổi đơn vị công tác, thay đổi vị trí việc làm, ra nước ngoài học tập, trao đổi chuyên môn…).

Với các định hướng đổi mới về tuyển dụng, sử dụng nhà giáo như trong dự thảo Luật Nhà giáo hiện nay, nhà giáo sẽ được mở rộng hơn cơ hội tiếp cận và phát triển nghề nghiệp, thông qua đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Thứ năm, xếp lương nhà giáo cao nhất, đảm bảo bình đẳng giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh và bảo vệ nhà giáo nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nhà giáo, giúp nhà giáo phát triển chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; tạo điều kiện cho nhà giáo tự do học thuật, phát triển chuyên môn liên tục.

Đối với chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo, dự thảo Luật đề xuất các chế tài để đảm bảo tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, tự chủ phải đảm bảo không ít hơn so với nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo
Dự thảo Luật Nhà giáo dự kiến quy định đầy đủ và thống nhất về tuyển dụng nhà giáo.

Quy định nêu trên cùng với một số chế tài khác (các hành vi bị nghiêm cấm đối với các cá nhân, đơn vị liên quan về nhà giáo, quy định về xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về nhà giáo…) nhằm bảo đảm chế độ đãi ngộ công bằng và bảo vệ nhà giáo dù công tác tại các cơ sở giáo dục trong hay ngoài công lập.

Thứ sáu, tháo gỡ bất cấp thừa/thiếu giáo viên

Việc đổi mới cơ chế quản lý nhà giáo được xác định là một nội dung quan trọng trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo vì nhà giáo đóng vai trò là một thành tố quan trọng của giáo dục.

Do đó, dự thảo Luật Nhà giáo dự kiến điều chỉnh các quy định về quản lý nhà giáo theo hướng thống nhất quản lý nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo trong toàn hệ thống, đồng thời tăng cường phân cấp, khẳng định vị thế, vai trò quản lý nhà nước của ngành Giáo dục (đặc biệt là đối với các cấp học mầm non, phổ thông) nhằm tháo gỡ các bất cập trong thừa/thiếu cục bộ đội ngũ nhà giáo, chủ động điều tiết nhà giáo trên phạm vi từng tỉnh/toàn quốc. Đồng thời, quy định cụ thể về việc quản lý nhà giáo tại các cơ sở giáo dục và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Với định hướng đổi mới công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, giúp nâng cao tính chủ động của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, đồng thời nâng cao vị thế của ngành Giáo dục và của nhà giáo.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, hiện nay, khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách là rào cản cho sự phát triển.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

(LĐTĐ) Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đến nay công tác đầu tư phương tiện và hạ tầng phục vụ xe buýt điện đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo sẵn sàng cho việc khai trương.
Khởi động Giải bóng đá nữ U19 Quốc gia - Cúp Acecook 2025

Khởi động Giải bóng đá nữ U19 Quốc gia - Cúp Acecook 2025

(LĐTĐ) Chiều 9/1, tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã diễn ra lễ ký kết tài trợ giữa Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam và VFF. Theo đó, Acecook Việt Nam tiếp tục là nhà tài trợ chính của Giải bóng đá nữ vô địch U19 Quốc gia - Cúp Acecook 2025.
Phát huy nguồn lực sẵn có để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ

Phát huy nguồn lực sẵn có để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ chức Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa VI và tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương dự hội nghị.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà Tết tại Đồng Nai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà Tết tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 9/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Đoàn công tác Chính phủ đã tới thăm, tặng quà Tết cho 400 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Đánh giá của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 trong khi bất động sản ở các phân khúc đất nền, chung cư, nhà ở thương mại… đều tăng thì tại phân khúc bất động sản công nghiệp giá đất, giá nhà xưởng cho thuê chỉ tăng nhẹ. Các khu vực có sự kết nối hạ tầng giao thông hoàn thiện, pháp lý an toàn chính là điểm lựa chọn lý tưởng cho việc đầu tư vào bất động sản công nghiệp.

Tin khác

Hơn 4.400 học sinh dự thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 12

Hơn 4.400 học sinh dự thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 12

(LĐTĐ) Ngày 8/1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 12 cấp trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT).
Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về việc giáo viên chưa được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về việc giáo viên chưa được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Liên quan đến phản ánh của một số giáo viên đang làm việc ở các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục ở Hà Nội chưa được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết đã nắm bắt sự việc và đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Những trường hợp được cộng điểm khuyến khích trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

Những trường hợp được cộng điểm khuyến khích trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 2 trường hợp được cộng điểm khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024.
Quy định mới về dạy thêm, học thêm

Quy định mới về dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư được xây dựng với mục đích cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương trong công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông mới và các quy định của pháp luật có liên quan.
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT

Vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Thí sinh mang vật dụng trái phép vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) sẽ bị đình chỉ thi. Thí sinh bị đình chỉ thi bài thi nào sẽ bị điểm 0 bài thi đó và không được tiếp dục dự thi các bài thi tiếp theo.
3 trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT

3 trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 3 trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT.
Những trường hợp được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

Những trường hợp được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 2 trường hợp thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Xem thêm
Phiên bản di động