9 tỷ USD xuất khẩu thủy sản - mục tiêu đầy thách thức

Sau khi lập hàng loạt kỷ lục về xuất khẩu trong nửa đầu năm 2022 về tổng kim ngạch xuất khẩu (đạt 5,7 tỷ USD, tăng gần 40% so cùng kỳ năm 2021), bước sang tháng 7, xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu chững lại khi chỉ đạt 970 triệu USD và giảm 4% so với tháng 6/2022. Cộng thêm nhiều tín hiệu thị trường khác, dự báo xuất khẩu thủy sản cuối năm 2022 sẽ rất khó khăn…
Nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường Australia Mỹ giữ vị trí số 1 trong các thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam
Dây chuyền chế biến tôm đông lạnh tại Tập đoàn Minh Phú (Cà Mau).
Dây chuyền chế biến tôm đông lạnh tại Tập đoàn Minh Phú (Cà Mau).

Trong nửa đầu năm, chỉ có 4 tháng đầu xuất khẩu thủy sản mới thật sự bùng nổ, tăng khoảng 40%. Tuy nhiên sang đến tháng 5 và tháng 6/2022 đã bắt đầu chững lại và đi xuống. Nguyên nhân giảm tốc từ tháng 5 là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm gây ra dịch bệnh trên vật nuôi khiến sản lượng giảm, đồng thời nguồn hàng dự trữ từ năm 2021 cũng cạn dần. Thí dụ như mặt hàng tôm, xuất khẩu tôm trong tháng 6 giảm 1% so cùng kỳ năm 2021 vì thiếu hụt nguyên liệu. Sang tháng 7, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm gần 13% đạt 385 triệu USD.

Nguồn cung tôm của các nước sản xuất tăng mạnh, lượng nhập khẩu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng trong nửa đầu năm sẽ dẫn đến lượng tồn kho tăng và nhu cầu chững lại trong nửa cuối năm. Không giống như mặt hàng tôm, nguồn nguyên liệu cá tra không phải là vấn đề lớn, nhưng nhu cầu nhập cũng có xu hướng chững lại ở một số thị trường. Do vậy, xuất khẩu cá tra cũng tăng trưởng chậm lại trong quý II...

Trước tác động của lạm phát và xu hướng tăng giá xuất khẩu của các nước cho nên nhu cầu nhập của các thị trường cũng có những thay đổi. Thí dụ tại Mỹ, lượng tồn kho tăng cùng với lạm phát đã tác động đến nhu cầu nhập hàng của thị trường này từ tháng 6, do vậy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này giảm 8% trong tháng 6 và tiếp tục giảm sâu 23% trong tháng 7/2022.

Theo nhận định chung, tình trạng khan hiếm nguyên liệu tôm và hải sản sẽ tiếp tục chi phối đến kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam sắp tới, theo đó dự báo quý III/2022 sẽ tăng trưởng chậm hơn so với quý II và quý I.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) nhận định, có một số nguyên nhân chính khiến xuất khẩu cuối năm 2022 sẽ gặp khó, bao gồm: Trước hết là các doanh nghiệp thủy sản đang phải gánh nhiều khoản chi phí tăng, tác động kéo theo chi phí đầu vào cho sản xuất, giá thành sản phẩm tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản và các ngành hàng. Theo đó, từ năm 2020 đến nay, với nhiều lý do từ “tắc cảng” do đại dịch Covid-19 và nay là giá nhiên liệu xăng dầu tăng, việc đặt công-ten-nơ vốn đã khó khăn thì giá cước ở hầu hết các chặng tăng 4-5 lần.

Mặt khác, do giá nhiên liệu tăng trong nửa đầu năm 2022 khiến 40-50% số tàu khai thác hải sản nước ta đã nằm bờ khiến nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến giảm từ 70-80% so với trước. Do nguồn nguyên liệu trong nước bị giảm mạnh cho nên các nhà máy chế biến hải sản cũng gặp khó khăn. Các doanh nghiệp buộc phải tăng nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng không đủ cho chế biến.

Một khó khăn khác mà các doanh nghiệp thủy sản đang gặp phải là các thủ tục chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác còn nhiều bất cập. Do đó, các doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc khi sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác có chứng nhận. Tính tới tháng 6/2022, EU vẫn chưa gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam.

Vì vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng để tốc độ xuất khẩu không tiếp tục đi xuống và cuối năm ngành thủy sản vẫn đạt được mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD đã đề ra, cần tiến hành đồng bộ nhiều nhóm giải pháp để tháo gỡ những nút thắt chính cho xuất khẩu thủy sản. Trước hết, Chính phủ cần có chính sách đầu tư hạ tầng nghề cá và nâng cao năng lực thực thi quản lý tàu thuyền, khai thác biển.

Trước mắt là cải tiến cơ sở dữ liệu quản lý tàu thuyền khai thác, sửa đổi quy định ghi nhật ký và số hóa quy trình kiểm tra, cấp xác nhận, chứng nhận khai thác. Riêng về công tác khắc phục thẻ vàng IUU, Tổng cục Thủy sản sẽ chuẩn bị kế hoạch, kịch bản làm việc với đoàn thanh tra EC kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Việt Nam; tiếp tục tham mưu tổ chức kiểm tra tại các địa phương về việc chống khai thác IUU, khắc phục các khuyến nghị của EC.

Hiện, các chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thủy sản cho sản xuất, xuất khẩu còn thiếu, các thủ tục cho nhập khẩu vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở chiến lược phát triển thủy sản đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021, Chính phủ cần ban hành quy định và chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu. Ngành thủy sản cần bám sát tình hình sản xuất tại các địa phương, khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào cho chế biến để tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất hiệu quả trong bối cảnh giá thức ăn, giá vật tư sản xuất trong nuôi trồng thủy sản tăng cao như hiện nay...

Theo Tâm Thời/nhandan.vn

https://nhandan.vn/9-ty-usd-xuat-khau-thuy-san---muc-tieu-day-thach-thuc-post711326.html

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 11 - 12/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025 để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của công nhân lao động.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.

Tin khác

Giá vàng hôm nay (11/1): Giá vàng thế giới tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (11/1): Giá vàng thế giới tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (11/1), giá vàng thế giới tiếp tục tăng đạt mức cao nhất trong 4 tuần qua. Trong nước, giá kim loại quý này cũng được điều chỉnh tăng.
Tỷ giá USD hôm nay (11/1): Đồng USD tiếp tục tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (11/1): Đồng USD tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (11/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 3 đồng, hiện ở mức 24.341 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,46%, hiện ở mức 109,64.
Giá xăng dầu hôm nay (10/1): Giá xăng dầu thế giới và trong nước cùng tăng

Giá xăng dầu hôm nay (10/1): Giá xăng dầu thế giới và trong nước cùng tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (10/1), giá dầu thế giới tăng hơn 1% khi thời tiết lạnh giá bao phủ một số khu vực của Hoa Kỳ và châu Âu, thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu mùa đông. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 9/1. Cụ thể, xăng E5RON92 tăng 374 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 273 đồng/lít; dầu diesel tăng 488 đồng/lít; dầu hỏa tăng 410 đồng/lít.
Tỷ giá USD hôm nay (10/1): Đồng USD tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Tỷ giá USD hôm nay (10/1): Đồng USD tăng phiên thứ 3 liên tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (10/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 8 đồng, hiện ở mức 24.338 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,10%, hiện ở mức 109,19.
Hôm nay (10/1): Giá vàng tiếp tục tăng mạnh

Hôm nay (10/1): Giá vàng tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (10/1): Giá vàng thế giới đang được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.670 USD/ounce, tăng 8,1 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng từ chiều 9/1

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng từ chiều 9/1

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (9/1), giá xăng, dầu đồng loạt tăng; giá xăng RON95-III vượt 21.000 đồng/lít...
Hôm nay (9/1): Giá dầu thế giới bất ngờ giảm sâu, trong nước dự báo tăng mạnh?

Hôm nay (9/1): Giá dầu thế giới bất ngờ giảm sâu, trong nước dự báo tăng mạnh?

(LĐTĐ) Hôm nay (9/1), giá dầu thế giới giảm hơn 1% do đồng USD mạnh hơn và lượng dự trữ nhiên liệu của Hoa Kỳ tăng mạnh vào tuần trước. Trong nước được dự báo có thể tăng mạnh nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể, giá bán lẻ xăng RON 95-III có thể tăng 346 đồng (1,7%) lên mức 21.086 đồng/lít, giá dầu diesel có thể tăng mạnh 2,7% lên mức 19.263 đồng/lít.
Hôm nay (9/1): Đồng USD tiếp đà tăng

Hôm nay (9/1): Đồng USD tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (9/1): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,46%, hiện ở mức 109,00.
Giá vàng hôm nay (9/1): Vàng SJC tăng cao nhất 500.000 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (9/1): Vàng SJC tăng cao nhất 500.000 đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (9/1) ở trong nước đã có sự điều chỉnh tăng ở tất cả các mặt hàng. Theo đó, vàng miếng SJC của Bảo Tín Minh Châu tăng cao nhất 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào - bán ra.
Dự báo giá xăng tiếp đà tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1

Dự báo giá xăng tiếp đà tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1

(LĐTĐ) Dựa vào mức tăng của giá dầu thế giới tuần qua, theo dự báo của các chuyên gia, ngày mai (9/1), nếu các nhà điều hành giá không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng trong nước có thể tăng từ 300 - 450 đồng/lít; trong khi đó giá dầu có thể tăng nhiều hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động