An toàn thực phẩm, trách nhiệm của mọi người
Cần thanh, kiểm tra sản phẩm chợ online để bảo đảm an toàn thực phẩm Chú trọng bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp |
Xây dựng thương hiệu gắn với an toàn thực phẩm
Xác định công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm sức khỏe của nhân dân, thời gian qua, các ngành chức năng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, các cơ sở sản xuất cũng chú trọng an toàn thực phẩm trong mỗi khâu sản xuất.
Người dân mua sắm tại Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2022. Ảnh: N. Hoa |
Nhận thấy hiện nay chất lượng mỳ đang bị thả nổi, có những nơi sử dụng phẩm màu, phấn rôm vào sản xuất, với mục tiêu đưa sản phẩm sạch đến với người tiêu dùng, Hợp tác xã Mỳ Chũ Xuân Trường (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) đã đầu tư máy móc để sản phẩm ra đời nhanh hơn.
Trong quá trình sản xuất các sản phẩm Hợp tác xã không sử dụng tạp chất, chất bảo quản, tuân thủ nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với mỳ trắng truyền thống, mỳ ngũ sắc được nhuộm hoàn toàn bằng các loại lá, quả, củ như gấc, hoa đậu biếc, vừng đen... Thay vì buộc mỳ bằng lạt tre, dây ni lông để thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, Hợp tác xã sử dụng sợi rơm đã được sấy khô bởi công nghệ của Nhật để bó mỳ thành từng bó nhỏ.
Ông Nguyễn Trung Thành, Giám đốc Hợp tác xã Mỳ Chũ Xuân Trường chia sẻ: “Mỳ Chũ vốn là sản phẩm làng nghề truyền thống của Bắc Giang, chúng tôi đầu tư vào để thay đổi hình ảnh, phát triển thương hiệu mỳ Chũ của Bắc Giang. Trong quá trình sản xuất, chúng tôi luôn tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đặt ra với mọi công đoạn từ chọn gạo đến xay, tráng, sấy, thái. Ngay cả việc chọn chất liệu nào để làm túi, đóng hộp cho sản phẩm cũng được Hợp tác xã rất chú trọng”.
Nhân rộng các mô hình tuyên truyền giúp nâng cao ý thức
Trước mối lo mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, thời gian qua, các ban, ngành, đoàn thể đã triển khai nhiều mô hình tuyên truyền về an toàn thực phẩm tới nhân dân. Tiêu biểu các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã vào cuộc tích cực trong việc tuyên truyền Luật an toàn thực phẩm cũng như xây dựng các mô hình phụ nữ sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn, truy xuất rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã triển khai, nhân rộng nhiều mô hình hiệu quả như mô hình “Chi hội phụ nữ thực hiện thay đổi hành vi trong an toàn thực phẩm”; “Điểm phân phối thực phẩm an toàn”; “Chi hội phụ nữ ăn sạch - sống xanh”… Hội phụ nữ cũng tuyên truyền đến những hộ kinh doanh tại các chợ, tuyến phố như “Mô hình hai dao hai thớt”; “Mô hình làn nhựa đi chợ” để giảm thiểu túi ni lông trên địa bàn Thành phố... Các cấp Hội phụ nữ đã vào cuộc rất tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên phụ nữ, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện tốt vấn đề an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.
“Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 trên toàn quốc (từ ngày 15/4 - 15/5) với chủ đề: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới. |
Đặc biệt, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không 3 sạch” đã được các cấp Hội phụ nữ triển khai hiệu quả. Các mô hình đã giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng, đồng thời thay đổi thói quen, chuyển đổi hành vi trong tiêu dùng, sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường, dễ tiêu hủy. Các hội viên đều cam kết thực hiện mô hình “Xách làn đi chợ” với nội dung: Không sử dụng túi ni lông, đảm bảo vệ sinh nơi sơ chế thức ăn, vệ sinh môi trường hàng ngày, đổ rác đúng nơi quy định.
Bà Vũ Thị Bình, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ số 16 (phường Bưởi, quận Tây Hồ) cho biết: “An toàn thực phẩm là vấn đề cấp bách hiện nay, thông qua các mô hình mà Hội Liên hiệp Phụ nữ triển khai, Hội viên phụ nữ và nhân dân đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Qua đó giúp chuyển đổi hành vi, nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của phụ nữ và gia đình trong thực hành sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng thực phẩm an toàn”.
Tương tự, bà Bùi Thị Kim Dung (chủ cửa hàng nấu ăn trên địa bàn quận Tây Hồ) cho biết, tham gia mô hình “Chi hội thay đổi hành vi trong an toàn thực phẩm” giúp bà nhận thấy phải đảm bảo tuân thủ an toàn thực phẩm, bắt đầu từ khâu chọn thực phẩm đến khâu chế biến, quá trình chế biến đều phải đeo găng tay. Đối với người bán hàng, điều quan trọng nhất là phải có tâm, luôn phải đặt sức khỏe của mọi người lên trên giá trị kinh tế.
“Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 trên toàn quốc (từ ngày 15/4 - 15/5) với chủ đề: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới.
Hiện nay, công tác quản lý an toàn thực phẩm đã thực hiện chuyển đổi mạnh sang quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã tích cực thúc đẩy các vùng chuyên canh, sản xuất thực phẩm an toàn gắn với xây dựng bản đồ sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm… Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn không ít bất cập, nhất là xuất phát từ việc còn tồn tại số lượng rất lớn các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Việc sản xuất nông sản thực phẩm còn manh mún nhỏ lẻ, chưa nhiều sản phẩm được áp dụng công nghệ cao trong sản xuất.
Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ các yếu tố đầu vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên toàn quốc, đảm bảo nguồn cung thực phẩm chất lượng, an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18