Áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc: Nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa sẵn sàng

Để đạt mục tiêu đến ngày 1/7/2022 phải hoàn tất việc triển khai hoá đơn điện tử (HĐĐT) trên toàn quốc, ngành Thuế đã thực hiện các giải pháp đồng bộ và thống nhất, nhằm hỗ trợ tối đa cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi chuyển đổi.
Kích hoạt hệ thống hoá đơn điện tử góp phần thúc đẩy chuyển đổi số Công bố hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc

Trở ngại trong quản lý đầu vào - đầu ra

Theo Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 được Quốc hội thông qua, từ ngày 1/7/2022 tất cả các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, song qua quá trình thí điểm (từ 31/12/2021) đến nay một số doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc cần được xử lý.

Áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc: Nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa sẵn sàng
Công ty CP TS24 tư vấn triển khai hóa đơn điện tử cho khách hàng. Ảnh BT

Bà Trần Thu Hòa - Chủ hộ kinh doanh cá thể chăn, ga, gối tại huyện Thường Tín (Hà Nội) chia sẻ: “Từ trước đến giờ tôi chỉ dùng hóa đơn bán hàng, không dùng hóa đơn giá trị gia tăng. Chỉ có hóa đơn “đầu ra” chứ chưa hề biết “đầu vào”. Tôi cũng không biết dùng máy tính, việc bật, tắt, chạy phần mềm kê khai còn không biết làm chứ chưa nói đến việc quản lý “đầu vào”, “đầu ra”. Hơn nữa, hộ kinh doanh kê khai cũng không được khấu trừ thuế như công ty, chúng tôi muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp nhưng nghe nói thủ tục chuyển đổi cũng rất phức tạp”.

Là đơn vị triển khai phần mềm hóa đơn điện tử cho hàng nghìn doanh nghiệp tại miền Bắc, ông Nguyễn Khánh Toàn - Đại diện Công ty CP TS24 cho biết, vừa qua, trong quá trình triển khai đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, có nhiều người dân còn gặp khó khăn khi chuyển đổi.

Khó khăn thứ nhất đối với người dân là trước đây hộ kinh doanh thường chỉ làm theo phương pháp khoán nên việc quản lý kế toán chưa được bài bản. Họ chưa quen quản lý hóa đơn “đầu vào”, “đầu ra”, quản lý thu chi theo Sổ sách kế toán. Theo thói quen cũ từ xưa, họ chỉ xuất hóa đơn cho khách hàng có yêu cầu.

Mặt khác, hóa đơn bán hàng của hộ cá thể không có khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Nhưng đối với người mua, nhất là đối với người mua là doanh nghiệp, họ sẽ lấy hóa đơn giá trị gia tăng nhiều hơn là hóa đơn bán hàng. Còn người bán hàng xuất hóa đơn bán hàng ra họ cũng cũng không được khấu trừ thuế. Nhiều hộ kinh doanh bày tỏ ý định chuyển sang doanh nghiệp, vừa được khấu trừ thuế mà lại quản lý thuế sẽ dễ hơn.

Còn về mặt kỹ thuật, có nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa kịp tiếp cận với công nghệ thông tin, chưa quen dùng máy tính, phần mềm. “Phần mềm tương đối dễ dùng, nếu hộ nào đã đăng ký hình thức kê khai thì họ sẵn sàng nắm bắt để sử dụng. Vấn đề vẫn là tư duy về quản lý hóa đơn. Nếu hiểu được quy trình thì phần mềm sẽ không phải là trở ngại chính”, ông Nguyễn Khánh Toàn cho biết.

Theo truyền thống, đại bộ phận người dân vẫn cho rằng hóa đơn thì đồng nghĩa với chứng từ bằng giấy. Tại nhiều vùng nông thôn hoặc vùng xa, HĐĐT chưa được nhiều người biết đến nên khi xuất cho khách hàng, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải thích cho khách hàng hiểu thế nào là HĐĐT và tính pháp lý của hóa đơn này. Ở nhiều nơi, số hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ chiếm tới 90% thì việc áp dụng 100% HĐĐT là thách thức không nhỏ. Trong quá trình thí điểm từ năm 2021 đến nay, không ít trường hợp làm sai quy trình, sai thông tin hóa đơn.

“Về tình huống này, ngành Thuế đã có hướng dẫn xử lý. Trong trường hợp hóa đơn đã phát hành và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai sót thì người mua và người bán thỏa thuận về việc xóa bỏ hóa đơn sai. Trong trường hợp hóa đơn đã phát hành và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên và ghi rõ sai sót. Tuy nhiên việc xử lý hóa đơn sai sót trong thời gian mới triển khai vẫn còn nhiều lúng túng cho đơn vị phát hành hóa đơn, người sử dụng”, ông Nguyễn Khánh Toàn cho biết thêm.

Tuy nhiên, cũng theo ông Nguyễn Khánh Toàn, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận tốt với HĐĐT và cho biết đã giảm được nhiều chi phí khi sử dụng HĐĐT. Để đạt mục tiêu đến 1/7/2022 áp dụng 100% HĐĐT thành công, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành Thuế và các cơ quan, ban, ngành liên quan. Đặc biệt cần sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp chính quyền, địa phương trong tuyên truyền, phổ biến tới người dân, doanh nghiệp và vận động cũng như bắt buộc (khi đến hạn) doanh nghiệp triển khai thực hiện HĐĐT.

Hướng tới lợi ích chung

Việc ngành Thuế triển khai sử dụng HĐĐT thay cho hoá đơn giấy là việc làm vô cùng hữu ích cho người dân và doanh nghiệp. Tại Hội thảo “Hoá đơn điện tử theo Nghị định 123/2020 và Thông tư số 78/2021 - Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng”, ông Nguyễn Văn Phụng - Cục trưởng Cục thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) nhận định, qua thời gian thử nghiệm cho thấy, HĐĐT mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua cũng như cơ quan quản lý thuế.

Với người bán, HĐĐT tiết kiệm được lượng giấy tờ lớn. Việc lưu trữ cũng đơn giản hơn nhiều. Mặt khác, giao dịch được thực hiện ngay. Tương tự người mua cũng có những lợi ích như vậy. Đặc biệt, qua giao dịch điện tử, người bán, người mua và cơ quan Nhà nước có thể kiểm tra, nắm được các giao dịch, có thể kiểm tra chéo lẫn nhau, không lo lắng hoá đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, không lo bị loại trừ chi phí…. khi kết nối dữ liệu về cơ quan thuế, bảo đảm cho một thị trường kinh doanh trung thực, lành mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Phụng, với các hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp có nhiều thứ thay đổi, như: Cách làm khác, quản trị khác, tư duy cũng khác nên họ sẽ gặp khó hơn khi thực hiện. Lâu nay là hộ kinh doanh, với tư duy “tiền trao, tráo múc”, bán đứt là xong nhưng khi chuyển đổi thành doanh nghiệp thì cần giữ chứng từ, hoá đơn, đầu ra - đầu vào. Thậm chí, chỉ riêng việc viết hoá đơn cũng là mới đối với họ cho nên thực hiện HĐĐT còn bỡ ngỡ.

Một số ý kiến cũng e ngại, ở một số tỉnh thành, để 100% doanh nghiệp áp dụng HĐĐT là thách thức không nhỏ vì có tới 90% doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa nên điều kiện về đầu tư hạ tầng và trình độ nhân lực bộ máy chưa tương xứng. Đó là chưa nói đến nhiều doanh nghiệp tại các địa phương miền núi, việc cung cấp dịch vụ HĐĐT còn hạn chế, bất cập.

Để đạt mục tiêu đến ngày 1/7/2022 áp dụng bắt buộc HĐĐT trên toàn quốc, chấm dứt hoá đơn giấy, hợp đồng điện tử cũ, ngành Thuế đã đi rất nhiều bước thận trọng, chắc chắn, hỗ trợ tối đa cho người dân và doanh nghiệp. Ngành Thuế đã từng bước yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp và hoá đơn phải tăng cường nhân lực, giải pháp để hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp. Đồng thời, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tỉ mỉ, cẩn thận tại các chi cục Thuế, cục Thuế.

Trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đều tính toán cắt giảm chi phí đầu vào, giảm bộ máy gián tiếp, thì việc sử dụng HĐĐT là một giải pháp hữu hiệu. HĐĐT cũng là kênh giám sát, quản lý doanh thu thuế tại các doanh nghiệp nên cần được hướng dẫn áp dụng nghiêm chỉnh và thực chất./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.

Tin khác

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.
“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Xem thêm
Phiên bản di động