Ba Vì phát triển chăn nuôi quy mô lớn

(LĐTĐ) Dựa vào điều kiện lợi thế của địa phương, thời gian qua, huyện Ba Vì đã tập trung phát triển chăn nuôi những mô hình có lợi thế theo hướng chất lượng cao, hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Nhờ sự đốc thúc, hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương, sự chăm chỉ, mạnh dạn của người dân, những mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sữa, gà đồi, đà điểu… đã mở ra hướng phát triển, làm giàu mới cho người dân Ba Vì.
ba vi phat trien chan nuoi quy mo lon Ba Vì đẩy mạnh triển khai mỗi xã một sản phẩm
ba vi phat trien chan nuoi quy mo lon Hỗ trợ giúp đoàn viên, người lao động Ba Vì, Sơn Tây vượt khó

Phát huy lợi thế

Những năm gần đây, chăn nuôi là một trong những lợi thế của huyện Ba Vì, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Thống kê toàn huyện cho thấy, có hơn 200 hộ nuôi đà điểu, quy mô hàng chục nghìn con, tập trung nhiều nhất tại các xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Ba Trại… Đáng chú ý, đà điểu là một trong những “thương hiệu” nổi bật của huyện Ba Vì trong những năm gần đây, bên cạnh ngành chăn nuôi bò sữa, bò thịt.

ba vi phat trien chan nuoi quy mo lon
Chăn nuôi quy mô lớn đang là thế mạnh trong phát triển nông nghiệp bền vững của huyện Ba Vì. Ảnh: Đ.Luyện

Là một trong những người đi tiên phong đưa giống đà điểu vào chăn nuôi ở miền Bắc, anh Nguyễn Văn Trung (thôn Tam Mỹ, xã Tản Lĩnh) cho biết, đà điểu rất dễ nuôi, ít gây ô nhiễm hơn so với nuôi lợn, bò. Thức ăn của đà điểu cũng dễ kiếm, chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc… Mặt khác, đà điểu lại có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp.

Thịt đà điểu có nhiều giá trị dinh dưỡng nên giá bán tốt. Da, lông, xương đà điểu đều có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau… với những lợi thế này mang lại, nếu phát triển nuôi với số lượng lớn thì hiệu quả kinh tế sẽ mang lại cao hơn nhiều lần so với các cây, con giống truyền thống. Trải qua hơn chục năm tích lũy kinh nghiệm, đến nay anh Trung trở thành chuyên gia nuôi đà điểu tại trang trại theo mô hình khép kín (từ con giống, chăn nuôi đến giết mổ, chế biến). Ngoài duy trì hàng chục con đà điểu lấy thịt mỗi lứa, trang trại của gia đình anh Trung còn là địa chỉ tin cậy cung cấp giống đà điểu cho người dân trong vùng.

Tương tự, dựa vào lợi thế của địa phương, huyện Ba Vì đã tập trung quy hoạch chuyển sang phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa và gà đồi thả vườn. Đến nay, nhiều mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn được hình thành ở các xã: Minh Châu, Yên Bài, Vân Hòa... đã và đang phát huy hiệu quả mang lại thu nhập cao cho người dân. Đáng chú ý, trong chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi quy mô lớn, sự vào cuộc hỗ trợ của chính quyền địa phương là hết sức cần thiết. Lấy chăn nuôi bò thịt là ví dụ.

Theo đó, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi, huyện Ba Vì đã lựa chọn bò thịt là vật nuôi chủ lực để tập trung phát triển. Trên cơ sở quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, định hướng 2030, huyện Ba Vì đã xây dựng, phê duyệt quy hoạch vùng trọng điểm chăn nuôi bò thịt tại 7 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các xã ven sông. Chăn nuôi bò thịt được huyện Ba Vì chú trọng đầu tư, phát triển theo mô hình tập trung xa khu dân cư và an toàn sinh học.

Để nâng cao chất lượng đàn bò thịt, huyện Ba Vì đã chủ động phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất. Hiện, dự án lai tạo giống bò BBB trên nền bò thịt lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt đang được triển khai ở 31/31 xã, thị trấn. Kết quả, đã có gần 30.000 con bê lai F1 BBB được sinh ra. Trung bình một con bê lai BBB cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3 – 5 triệu đồng so với các giống khác.

Nâng cao đời sống người dân

Thực tế cho thấy, Ba Vì là huyện có thế mạnh chăn nuôi quy mô lớn của thành phố Hà Nội. Nhờ diện tích tự nhiên rộng lớn, lại dồi dào các nguồn phụ phẩm, sự chuyển đổi cơ cấu kịp thời đã giúp chăn nuôi nhanh chóng trở thành ngành sản xuất chính. Một điểm đáng chú ý từ các mô hình chăn nuôi đã và đang trực tiếp góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân. Chẳng hạn, tại xã Vạn Thắng do địa phương có đặc thù là vùng đồng trũng, rất thuận lợi để nông dân chuyển đổi, thực hiện mô hình nuôi thủy sản.

Bởi vậy, nơi đây đã đẩy mạnh phát triển các trang trại của gia đình. Ông Lê Văn Năm là một trong số những hộ chăn nuôi thủy sản của xã Vạn Thắng. Trang trại của gia đình ông Năm có tổng diện tích 5ha, chủ yếu thả nuôi các loại cá chép, trắm, rô phi... Mỗi năm, trang trại thu hoạch khoảng 100 tấn cá, trừ mọi chi phí, thu lãi 300-500 triệu đồng. Tương tự, anh Nguyễn Duy Anh một hộ chăn nuôi bò ở xã Minh Châu cho biết, mỗi con bò thịt sau một năm nuôi, cho lãi khoảng 8 - 10 triệu đồng.

Dựa vào lợi thế của địa phương, huyện Ba Vì đã tập trung quy hoạch chuyển sang phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa và gà đồi thả vườn. Đến nay, nhiều mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn được hình thành ở các xã: Minh Châu, Yên Bài, Vân Hòa... đã và đang phát huy hiệu quả mang lại thu nhập cao cho người dân. Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện đã quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn, tạo điều kiện cho người dân áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Cụ thể, huyện đã xây dựng, phê duyệt quy hoạch vùng trọng điểm chăn nuôi bò thịt tại 7 xã vùng núi và các xã ven sông.

Sự vào cuộc của chính quyền đã thêm động lực giúp ngành chăn nuôi của huyện Ba Vì trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của Hà Nội. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, 6 tháng đầu năm 2020, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành thu hoạch cây trồng vụ xuân. Tổng đàn gia súc, gia cầm cơ bản ổn định. Các hộ chăn nuôi lợn đang tích cực tái đàn. Tổng đàn đà điểu trên địa bàn huyện hiện có 4.000 con.

Đáng chú ý, huyện Ba Vì đã có 18/30 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2020, huyện đặt mục tiêu phấn đấu có thêm 5 xã được thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. 7 xã còn lại đã xây dựng kế hoạch và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới năm 2020-2021 trên cơ sở nguồn vốn thành phố đã phân bổ là 5 tỷ đồng/xã.

Ông Đỗ Mạnh Hưng cũng cho biết, để cụ thể hóa Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến hết năm 2019, toàn huyện Ba Vì đã có 9 sản phẩm được công nhận từ 3-4 sao. Với OCOP huyện Ba Vì đã yêu cầu mỗi xã phải lựa chọn ít nhất một sản phẩm dựa trên cơ sở nền tảng các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của địa phương, phù hợp thị hiếu tiêu dùng, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế... Sau khi lựa chọn được đối tượng, huyện đã tổ chức hội nghị tập huấn cho các chủ thể kỹ năng hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh, xây dựng các chuỗi sản xuất; tư vấn, hỗ trợ thiết kế logo, mẫu mã, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm...

Rõ ràng, nâng cao thu nhập cho người dân luôn là tiêu chí khó. Đối với huyện Ba Vì lại càng khó hơn khi đời sống của người dân phần lớn phụ thuộc vào phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, bằng việc chủ động tận dụng lợi thế địa phương, sự hỗ trợ định hướng kịp thời từ phía chính quyền địa phương, sự mạnh dạn đi đầu của người dân… Ba Vì đang từng bước phát huy tiềm năng chăn nuôi quy mô lớn, nâng cao đời sống thu nhập cho người dân.

Đ.Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường bảo mật cho khách hàng và ngăn chặn rủi ro gian lận trong giao dịch trực tuyến, Techcombank đã tiên phong hợp tác cùng Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an để triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID, tích hợp trên ứng dụng ngân hàng số Techcombank Mobile.
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Với 6 giải Nhất, 14 giải Nhì, 3 giải Ba, 6 giải Khuyến khích - số lượng giải nhiều nhất trong tổng số 68 đoàn tham dự, Hà Nội đã giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2024.
Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024

Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 10/11, sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, Giải Bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI - năm 2024 đã khép lại tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, Hà Nội với các trận chung kết đỉnh cao và lễ bế mạc.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

(LĐTĐ) Vừa qua, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức trao tặng 2 căn nhà trị giá 110 triệu đồng cho các gia đình khó khăn tại Đồng Văn và Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chương trình có sự phối hợp của Sở Tư pháp Hà Nội và các doanh nghiệp, mạnh thường quân.
Sôi nổi Hội thao ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thất năm học 2024 - 2025

Sôi nổi Hội thao ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thất năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao huyện tổ chức khai mạc Hội thao ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thất năm học 2024 - 2025 tại Nhà đa năng Trường THCS Đại Đồng.
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

(LĐTĐ) Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, thành phố Hà Nội đã giao Sở Công Thương chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, Hà Nội đã đưa ra những cam kết và khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó, phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố.

Tin khác

Kiến tạo không gian sống xanh từ sức mạnh cộng đồng

Kiến tạo không gian sống xanh từ sức mạnh cộng đồng

Với mục tiêu phát triển trở thành đô thị xanh, thông minh và bền vững, nhiều địa phương của Thủ đô Hà Nội đã xây dựng mô hình "Xã, phường, thị trấn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn". Điều đó đã tạo nên một diện mạo Thủ đô đổi thay ấn tượng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội.
Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội với trung bình hơn 10.000 mô hình được đăng ký thực hiện mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô.
Thường Tín: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Thường Tín: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

(LĐTĐ) Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) năm 2024, trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng, ý nghĩa nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
Hai Bà Trưng: Phát huy hiệu quả công tác phối hợp giữa quận và các trường đại học

Hai Bà Trưng: Phát huy hiệu quả công tác phối hợp giữa quận và các trường đại học

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa quận và các trường đại học trên địa bàn năm 2024.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: Giao lộ Sáng tạo

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: Giao lộ Sáng tạo

(LĐTĐ) Lần đầu tiên, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: Giao lộ Sáng tạo, sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội.
Nhiều trải nghiệm ý nghĩa tại Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III

Nhiều trải nghiệm ý nghĩa tại Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 9/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III, năm 2024, với chủ đề: “Vì một thế giới hòa bình”, nhằm tăng cường giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới thanh niên, sinh viên và bạn bè quốc tế.
Giao thông đồng bộ kỳ vọng làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

Giao thông đồng bộ kỳ vọng làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn thị xã Sơn Tây, hàng loạt dự án xây dựng công trình giao thông đang được tích cực triển khai. Đây cũng là ưu tiên của Thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng tầm với tiềm năng và lợi thế.
Khai mạc Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4

Khai mạc Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4

(LĐTĐ) Tối nay (8/11), tại Vườn hoa Lạc Long Quân (Tây Hồ), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội và phụ nữ các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng.
Đặc sắc chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV

Đặc sắc chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Tối 8/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Đông Xuân (Quốc Oai, Hà Nội), đã diễn ra chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024.
Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại phường Xuân Đỉnh

Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại phường Xuân Đỉnh

(LĐTĐ) Chiều 8/11, trong không khí tưng bừng của Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết đã đến chung vui với nhân dân tổ dân phố Xuân Lộc 1, phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm).
Xem thêm
Phiên bản di động