Bác Hồ trọn nghĩa, vẹn tình với thương binh, liệt sỹ

Không chỉ thăm hỏi, động viên các thương binh, gia đình liệt sỹ, tình cảm đặc biệt mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho thương binh, liệt sỹ còn được thể hiện trong các bài nói, bài viết của Người.
bac ho tron nghia ven tinh voi thuong binh liet sy Chuyện về người thương binh vượt khó làm giàu ở vùng rốn lũ
bac ho tron nghia ven tinh voi thuong binh liet sy Những lá thư thời chiến - Bản anh hùng ca của dân tộc Việt Nam

Trong thư gửi Ban Thường trực Ban Tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc” 27/7/1947, Bác viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang san, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe đọa; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập; ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương binh”.

Trách nhiệm chăm lo đời sống thương binh

Theo Bác, thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người anh hùng ấy và ngày 27/7 là dịp để đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh.

bac ho tron nghia ven tinh voi thuong binh liet sy
Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi chuyện mẹ Nguyễn Thị Suốt, người anh hùng đã chèo đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ (Quảng Bình) dưới bon đạn Mỹ (30/12/1966).

Bác viết trong thư: “Tôi xin xung phong gửi một chiếc áo lót lụa mà chị em phụ nữ đã biếu tôi, một tháng lương của tôi, một bữa ăn của tôi và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch, cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127,00)”.

Gửi thư thăm anh em thương binh và bệnh binh tháng 7/1948, Bác viết: “Các đồng chí đã hy sinh một phần xương máu vì Tổ quốc, chẳng may bị thương, bị bệnh trước khi quân thù hoàn toàn bị tiêu diệt, kháng chiến được hoàn toàn thành công.

Chắc các đồng chí không khỏi phân vân. Nhưng các đồng chí nên một mặt nuôi lại sức khỏe, một mặt cố gắng học tập. Khi đã khôi phục sức khỏe, các đồng chí sẽ hăng hái tham gia công tác tăng gia sản xuất, để giúp ích cho Tổ quốc, cũng như các đồng chí đã anh dũng giữ gìn non sông, các đồng chí sẽ trở nên những người chiến sĩ kiểu mẫu ở hậu phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sĩ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận. Tôi cùng đồng bào luôn nhớ đến các đồng chí”.

Bác rất quan tâm, lưu ý các cơ quan có trách nhiệm chăm lo tới đời sống thương binh. Trong thư gửi cụ Vũ Đình Tụng, Bộ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh phát động phong trào đón thương binh về làng tháng 7/1951, Người nhắc: “Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đã tận trung với nước, tận hiếu với dân. Anh em đã làm tròn nhiệm vụ, anh em không đòi hỏi gì cả. Song đối với những người con trung hiếu ấy. Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng?”.

Bác gợi ý: “Mỗi xã phải tùy theo sự cố gắng và khả năng chung mà đón một số anh em thương binh. Giúp lâu dài, chứ không phải chỉ giúp một thời gian (…). Như thế thì đồng bào mỗi xã được thỏa mãn lòng ao ước báo đáp anh em thương binh, mà anh em thương binh thì được yên ổn về vật chất và vui vẻ về tinh thần và có dịp tham gia hoạt động có ích cho xã hội”.

“Tàn nhưng không phế”

Người cũng lưu ý anh em thương binh, bệnh binh phải hòa mình với nhân dân, tôn trọng nhân dân, tránh phiền nhiễu nhân dân, tránh tâm lý “công thần”, coi thường lao động, coi thường kỷ luật, chớ bi quan, chán nản, phải luôn luôn cố gắng, sẽ tùy điều kiện mà xung phong tăng gia sản xuất…

Câu nói “Các chú tàn nhưng không phế” của Bác trong buổi đón giao thừa ở Trường Thương binh hỏng mắt Hà Nội năm 1956 vừa là lời nhắc, vừa là lời động viên các thương binh vươn lên khắc phục khó khăn, tiếp tục cống hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc.

Tháng 6/1957, trong thư gửi anh em thương binh, bệnh binh Trại an dưỡng Hà Nam, Bác viết: “Các chú là những chiến sỹ đã được quân đội nhân dân rèn luyện về đạo đức và kỷ luật cách mạng, là những người con đã hy sinh một phần xương máu để bảo vệ nước nhà. Vậy các chú cần phải giữ vững truyền thống tốt đẹp và vẻ vang của quân đội cách mạng...”.

Ghi nhận công ơn các anh hùng, liệt sỹ

Trong buổi lễ đặt vòng hoa ở Đài Liệt sỹ ở Ba Đình (Hà Nội) ngày 31/12/1954, Người nói: “Các liệt sỹ hy sinh, nhưng công trạng to lớn của các liệt sỹ đã ghi sâu vào lòng toàn dân và non sông đất nước. Các liệt sỹ đã hy sinh, nhưng chí khí dũng cảm của các liệt sỹ thấm nhuần vào tâm hồn của toàn quân và dân ta trong cuộc đấu tranh đặng giành hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ trong nước. Máu nóng của các liệt sỹ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sỹ muôn đời lưu truyền sử xanh”.

Trong Di chúc thiêng liêng, Bác Hồ đã căn dặn nhiều điều hệ trọng về công tác lao động, thương binh và xã hội. Bác viết: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, Đảng, Chính phủ và đồng bào ta phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.

Đối với các liệt sỹ, thì mỗi địa phương cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh, liệt sỹ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét...” (Bản viết tháng 5/1968).

70 năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn “Ngày Thương binh” - 70 năm trọn nghĩa vẹn tình, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vẫn đang nỗ lực thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, gắng sức đền ơn, đáp nghĩa những người có công với nước. Các chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công đã phát huy cao độ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tiếp thêm ngọn lửa của tình đoàn kết và lòng yêu nước trong các thế hệ kế tiếp.

Theo Trần Văn/ baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

(LĐTĐ) Kiên trì theo đuổi những giải pháp sáng tạo nhất trong lĩnh vực công nghệ số, chương trình Khách hàng thân thiết Vietjet SkyJoy được vinh danh với giải thưởng ASOCIO DX Award 2024, hạng mục Hệ sinh thái và giải pháp số (Emerging Digital Solutions & Ecosystem) trong khuôn khổ Hội nghị ASOCIO Digital Summit diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 6 - 8/11/2024.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Tập thể Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã xem xét Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Đa dạng hoạt động chăm lo

Đa dạng hoạt động chăm lo

(LĐTĐ) Năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, thực hiện tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), tăng lòng tin của CNVCLĐ với tổ chức Công đoàn và hệ thống chính trị.
Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo

Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Trước xu thế đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thì tâm huyết gắn với sáng tạo là những giá trị cốt lõi của người giáo viên, là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công yêu cầu xây dựng một nền giáo dục nhân văn, phát triển bền vững. Điều này được khẳng định qua ngày càng nhiều tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo được công nhận, vinh danh ở Hà Nội và đang lan tỏa tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Tin khác

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 14/11, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15): Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(LĐTĐ) Ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

(LĐTĐ) Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, việc phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao sẽ bổ sung cho hệ thống vận tải hiện nay chứ không phải cạnh tranh với hệ thống vận tải.
Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!

Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Phi Thường thống nhất cần thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự án tại Kỳ họp và nhấn mạnh thời điểm hiện nay dù chậm so với mong muốn nhưng là thời điểm thích hợp, hội tụ đủ các điều kiện.
Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công

Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công

(LĐTĐ) Quốc hội quyết định chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm 2024

(LĐTĐ) Lãnh đạo tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu quyết tâm tăng tỷ lệ giải ngân đầu tư công trong 2 tháng còn lại của năm 2024.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản

Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản

(LĐTĐ) Phát biểu làm rõ một số vấn đề tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật; tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên; tăng cường thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực, nhất là về đầu tư, tài sản công, đất đai, khoáng sản.
Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

(LĐTĐ) Chiều 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 88,52%).
Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Long Thành

Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Chiều 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động