Bác sĩ trẻ nơi tuyến đầu chống dịch

(LĐTĐ) Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Trong kết quả chung đó, vai trò của đội ngũ thầy thuốc trên các “mặt trận” chống dịch vô cùng quan trọng. Tấm gương bác sĩ Trương Bá Tứ (sinh năm 1984) - Phó trưởng Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ là một trong những điểm sáng trong bức tranh tươi đẹp “Lương y như từ mẫu” của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam thời nay…
bac si tre noi tuyen dau chong dich Tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid- 19
bac si tre noi tuyen dau chong dich Đa dạng hình thức tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đặc biệt đột xuất

Bác sĩ Tứ là một trong 16 cán bộ ngành Y tế của huyện được Sở Y tế Hà Nội điều động lên đường làm nhiệm vụ đột xuất tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn Thành phố. Họ là những bác sĩ sẵn sàng thực hiện nhiễm vụ đặc biệt, chấp nhận đối mặt với nguy cơ lây nhiễm, theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho những người trở về từ vùng dịch.

Hiện, bác sĩ Tứ đang thực hiện nhiệm vụ tại Tiểu đoàn 14, 15, Sư đoàn 308 (xã Hòa Thạch, Quốc Oai, Hà Nội) - nơi thực hiện tiếp nhận và cách ly gần 300 công dân Việt Nam từ Hàn Quốc về để phòng chống dịch bệnh Covid-19.

bac si tre noi tuyen dau chong dich
Bác sĩ Trương Bá Tứ đo kiểm tra thân nhiệt cho công dân Việt Nam từ Hàn Quốc trở về cách ly tập trung tại Tiểu đoàn 14, 15, Sư đoàn 308.

Chia sẻ về công việc đặc biệt của mình, bác sĩ Tứ cho biết, anh nhận được thông báo đột xuất khi đang trực tối 5/3 tại Bệnh viện đa khoa huyện về để chuẩn bị ngay sáng sớm hôm sau lên đường làm nhiệm vụ tại Quốc Oai. Lịch trình gấp gáp, bởi vậy, hành trang lên đường của bác sĩ Tứ chỉ đơn giản có trang phục cá nhân, trang bị bảo hộ, cơ số thuốc cấp cứu.

Bác sĩ Tứ cho hay anh và 3 điều dưỡng của Bệnh viện đa khoa Chương Mỹ phụ trách mảng thăm khám điều trị bệnh nhân. Hàng ngày, bác sĩ kiểm tra thân nhiệt cho các công dân, động viên, hỏi thăm sức khỏe, khám sàng lọc nhằm phát hiện ca bệnh và phát hiện các vấn đề sức khỏe khác của họ để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bác sĩ Tứ cũng luôn sát sao, rà soát vật dụng thuốc men và trang bị bảo hộ y tế, nếu nhận thấy đồ dự trù tại đơn vị còn thiếu sẽ báo về cơ quan xin hỗ trợ thêm.

Tại khu cách ly tập trung, điều kiện làm việc khác ngày thường, công việc cũng phát sinh nhiều song bác sĩ Tứ và các đồng nghiệp luôn chủ động, linh hoạt với mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu của công việc.Việc chăm sóc sức khỏe cho những người trở về từ vùng dịch cũng khiến bác sĩ Tứ có nhiều bỡ ngỡ. Trong đó, đối tượng công dân gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau như: Công nhân, lao động tự do, sinh viên, nên nhu cầu tâm lý khác nhau. Trong quá trình làm việc, có những công dân từ nước ngoài trở về cho rằng sức khỏe ổn định, không cần cách ly, cũng có những người lại hoang mang lo lắng quá mức tới hoảng loạn. Tuy nhiên sau quá trình được bác sĩ Tứ cùng các đồng nghiệp động viên, giải thích thì họ đã bình tĩnh, yên tâm thực hiện cách ly theo đúng thời gian quy định.

Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Tứ nhận ra và thấm thía rằng, làm bác sĩ không chỉ cần giỏi về chuyên môn, mà đôi khi cần tới sự tâm lý, để thấu hiểu và chia sẻ với bệnh nhân. Trong quá trình làm việc tại khu cách ly, bác sĩ Tứ cũng gặp nhiều hoàn cảnh khiến anh mủi lòng thương cảm. Hoàn cảnh khiến bác sĩ Tứ nhớ nhất là khi anh phải vận động cho người từ vùng dịch về nén nỗi đau mất người thân để ở lại khu cách ly theo dõi sức khỏe.

Đó là 2 vợ chồng anh N.V.Đ (30 tuổi ở xã An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình) - công dân từ Deagu (tâm dịch) – Hàn quốc về cách ly, sang đến ngày thứ tư thì được tin bố vợ mất. Mà đối với người Việt Nam thì “nghĩa tử là nghĩa tận” nên tâm lý một mực hai vợ chồng muốn về chịu tang. Sau khi báo cáo lãnh đạo đơn vị đến chia buồn và động viên, 2 vợ chồng vẫn nhất quyết đòi về.

Thế nhưng, bác sĩ Tứ đã kiên trì vận động để 2 vợ chồng hiểu rõ và cân nhắc lại quyết định này. “Bởi lẽ, về chịu tang là đúng, tuy nhiên đang trong thời điểm dịch bệnh và trở về từ tâm dịch, lại mới chỉ qua 4 ngày theo dõi y tế thì rất nguy hiểm. Nếu không may họ nhiễm bệnh, thì sẽ khổ bao người thân trong gia đình và tình hình dịch bệnh bùng phát thì đó lại là vấn đề nghiêm trọng” – sau khi nghe bác sĩ Tứ phân tích vợ chồng anh Đ hiểu và ngậm ngùi nghe theo.

Bác sĩ Tứ cũng cho biết: Trong quá trình theo dõi y tế đối với gần 300 công dân từ Hàn Quốc trở về, chỉ có 3 ca sốt đau họng nghi bệnh, chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 2 xét nghiệm và đã cho kết quả âm tính. Hiện tại gần 300 công dân đang thực hiện cách ly tại đây đều có sức khỏe ổn định, không có ca nhiễm.Sau mỗi ngày làm việc, niềm vui với bác sĩ Tứ và các đồng nghiệp đó là tình hình sức khỏe của tất cả những người cách ly đều ổn định và hết thời gian cách ly tới họ sẽ được trao quyết định hoàn thành việc cách ly để trở về với gia đình.

Hạnh phúc khi được cống hiến cho quê hương

Được biết, đây là lần đầu tiên từ khi vào nghề mà bác sĩ Tứ nhận nhiệm vụ có nguy cơ lây nhiễm cao. Ban đầu anh cũng đôi chút lo lắng làm sao để hoàn thành nhiệm vụ, phải đặt ra tình huống nếu có 1 ca bệnh thì làm sao đảm bảo an toàn cho bản thân, cho đồng nghiệp, cho các đồng chí bộ đội làm nhiệm vụ, an toàn cho công dân khác. Tuy nhiên, lo là để tự bảo hộ bản thân tốt hơn, nhắc nhở đồng đội, đồng chí phòng bệnh tốt hơn. Đặc biệt, bác sĩ Tứ luôn suy nghĩ dù sao công việc bản thân đang làm còn nhẹ nhàng hơn các đồng nghiệp nơi tuyến đầu, họ phải chăm sóc những ca mắc Covid-19 diễn biến nặng, vất vả hơn nhiều. Bởi thế anh coi đây là động lực cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, không để thêm nặng gánh cho đồng đội tuyến trên.

Đánh giá nhận xét về đồng nghiệp của mình, Bác sĩ Đặng Đình Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ cho biết: “Bác sĩ Tứ là một trong những nhân viên có chuyên môn vững vàng, tâm huyết và nhiệt tình với công việc. Sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có ca cấp cứu dù là đêm hôm hay mùng 1, mùng 2 tết. Đặc biệt là sẵn sàng nhận nhiệm vụ đột xuất tại khu vực cách ly người trở về từ vùng dịch.

Trong suốt quá trình công tác bác sĩ Tứ luôn được đồng nghiệp yêu mến, bệnh nhân quý trọng, lãnh đạo Bệnh viện ghi nhận.Từ năm 2011 đến nay năm nào, đồng chí cũng cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, năm 2016, 2018, 2019 đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”.

Ngoài trực tiếp tham gia phòng chống dịch tại khu cách ly tập trung, là bác sĩ, trên trang facebook cá nhân của mình anh thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, chia sẻ những biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để mọi người được biết và có nhận thức đúng đắn về công tác phòng ngừa dịch bệnh, không chủ quan nhưng cũng không hoang mang quá mức.

Đồng thời, anh cũng thường xuyên phổ biến chia sẻ cách phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh khu nhà ở, vệ sinh cá nhân, cách đeo khẩu trang, rửa tay… cho người thân và cộng đồng dân cư nơi cư trú. Bởi với bác sĩ Tứ, cuộc sống của anh sẽ ý nghĩa hơn khi được cống hiến phục vụ quê hương và góp phần nhỏ bé cùng với cộng đồng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Được biết, bác sĩ Tứ sinh ra trong một gia đình thuần nông, gia cảnh khó khăn.Ngay từ khi còn học THCS cậu trò nghèo Trương Bá Tứ đã ấp ủ ước mơ trở thành bác sĩ với mong muốn chữa bệnh, cứu người. Thế nên cậu trò nghèo ấy luôn cố gắng nỗ lực học tập, thi đỗ Đại học Y Thái Bình, bắt đầu hiện thực hóa ước mơ trở thành bác sĩ về chữa bệnh cho người thân, phục vụ quê hương.

Suốt nhiều năm công tác, công việc dù có lúc thăng trầm, có lúc không như ý muốn nhưng bác sĩ Tứ vẫn luôn tâm niệm làm việc phải bằng cái tâm của mình, luôn đặt vấn đề y đức lên hàng đầu.

“Chúng tôi ngay khi vào Ngành đã học 12 điều y đức của Bộ Y tế, lời thề Hypocrat, hay lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu”, những bài học này rất dài, nhưng với tôi thì chỉ đơn giản là làm hết khả năng của mình, vận dụng hết điều kiện nơi mình công tác để cứu chữa người bệnh, để khi kết quả thành công thì tốt cho người bệnh, lỡ khi thất bại thì ảnh hưởng đến người bệnh là ít nhất và bản thân không phải áy náy hay day dứt một chút nào”, bác sĩ Tứ chia sẻ thêm.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Theo Báo Nhân dân, ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.
Chủ xe VF 9: Xe siêu sang cũng không bằng VF 9

Chủ xe VF 9: Xe siêu sang cũng không bằng VF 9

(LĐTĐ) Trang bị "xịn" ngang với xe 4 - 5 tỷ đồng trong khi mức giá "mềm" hơn hẳn, chính sách ưu đãi khủng lên tới hơn nửa tỷ đồng, hãng cam kết linh kiện, phụ tùng hậu mãi chỉ trong 24 giờ,… dễ hiểu vì sao nhiều khách hàng đang muốn nhanh tay chớp cơ hội "ngàn năm có một" để rinh về VinFast VF 9.
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Tin khác

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(LĐTĐ) Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân về việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng cứu trợ người dân vùng bão lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động