Bác sỹ nói gì về những người "ăn cho sướng miệng"

(LĐTĐ) Ăn uống mất kiểm soát dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa ở nhiều người, nhất là các trường hợp đã có sẵn bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Điều gì xảy ra khi bạn ăn chuối và uống sữa cùng nhau? Đề phòng cảm lạnh kèm rối loạn tiêu hóa Trẻ em ăn Tết thế nào để không hại sức khỏe

Ăn uống mất kiểm soát dịp Tết

Với tâm lý “một năm mới Tết một lần”, ăn ngon trước, dáng ngon tính sau, nhiều người đã vô tình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

Chị Phạm Thương (sinh năm 1999, quê Hà Tĩnh) thường có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống không điều độ nên rất hay đau bao tử, trào ngược dạ dày. Dịp Tết này, chị Thương chủ quan không uống thuốc, liên tục uống nước có ga, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu như bánh chưng, bánh tét, chả ram… làm hệ tiêu hóa của chị Thương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tết Nguyên đán 2024: Ăn uống mất kiểm soát, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa
Chị Phạm Thương thường xuyên tụ tập ăn uống linh tinh, không đúng bữa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa dịp Tết này. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Trước Tết đi khám, kết quả siêu âm cho thấy chị Phạm Thương bị loét 2 lỗ trong dạ dày. Mấy ngày Tết, vì không “giữ được miệng” mà chị bị đau liên tục, chị quyết định đi bác sĩ khám lại.

Chị Phạm Thương cho biết, lúc bác sĩ siêu âm nói chị chỉ còn một vết loét trong dạ dày, chị mừng thầm trong lòng.

“Tôi đang định hỏi vì sao còn một lỗ loét nhưng lại đau hơn thì bác sĩ cho biết, hai vết loét của tôi đã nhập thành một, nghĩa là tình trạng viêm loét dạ dày của tôi nặng hơn trước Tết do không uống thuốc và ăn uống không kiêng”, chị Phạm Thương cho hay.

“Tôi giờ chỉ dám ăn các thức ăn dễ tiêu, mềm như cháo và uống thuốc theo bác sĩ để ổn định lại sức khỏe còn đi làm”, chị Phạm Thương nói.

Tương tự chị Phạm Thương, cũng có vấn đề về tiêu hóa, đã từng đi gây mê nội soi bao tử, anh Thành Nguyễn (sinh năm 1985, ngụ TP.HCM) cũng gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa dịp Tết này làm anh ăn uống không ngon, tâm trạng cũng không thoải mái, tính cách cũng vì đó mà trở nên khó chịu do đau.

Theo anh Thành Nguyễn, cách đây nửa năm, anh rơi tình trạng đi ngoài không kiểm soát sau mỗi bữa ăn. Sau một tuần chịu đựng và sử dụng các loại thuốc tự mua, anh quyết định đến bệnh viện đề nội soi bao tử. Sau đó là chuỗi ngày anh phải kiêng khem các món ăn ưa thích và phải uống liên tục uống thuốc để ổn định lại dạ dày và kiểm soát đường ruột.

“Tôi là một người đam mê nước ngọt có ga, từ lúc biết bao tử mình không tốt, tôi duy trì uống 2 lon nước ngọt một tuần, có thể chia đều trong tuần hoặc uống cùng một lúc nhưng đảm bảo không uống lon thứ 3 trong một tuần”, anh Thành Nguyễn khẳng định.

Tết Nguyên đán 2024: Ăn uống mất kiểm soát, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa
Ăn nhiều đồ dầu mỡ, khó tiêu, uống nước ngọt có ga dễ gây rối loạn tiêu hóa, mất vui ngày Tết. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Đợt Tết này, do về quê ăn uống nhiều đồ khó tiêu, bụng anh Thành Nguyễn lúc nào cũng rơi vào tình trạng đầy hơi.

“Không ăn thì đói, ăn xong thì đau, lúc nào bụng cũng chướng và ợ nóng, ợ chua. Tôi nghe mọi người mách uống nước có ga sẽ dễ tiêu nên bữa ăn nào tôi cũng làm một lon nước ngọt có ga. Tình trạng khó tiêu của tôi không giảm mà còn nặng hơn”, anh Thành Nguyễn nói.

Bỏ túi “bí kíp” ngày Tết

BS.CKI Huỳnh Ngọc Phương Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), nhận định, Tết là thời gian nghỉ ngơi thoải mái, dịp gia đình, bạn bè họp mặt ăn uống thả ga, rất dễ khiến cân nặng tăng nhanh hoặc bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến các bệnh mạn tính đang mắc phải như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp.

“Đồ uống có ga như nước ngọt có ga có thể góp phần gây rối loạn tiêu hóa. Một số người thấy rằng nước có ga giúp ích cho quá trình tiêu hóa và giảm chứng khó tiêu. Tuy nhiên, ở một số người, đồ uống có ga có thể gây đầy hơi hoặc chướng bụng. Sử dụng ống hút để uống nước có ga làm tăng khí và đầy hơi. Vì vậy, nên lưu ý trong việc lựa chọn đồ uống có ga”, BS Thủy lưu ý.

Theo BS Thủy, thời gian Tết là thời gian mọi người dành để nghỉ ngơi, thư giãn và thường không chú trọng đến việc ăn uống, có người sẽ bỏ bữa, có người lại ăn quá nhiều. Đặc biệt, dịp Tết đến xuân về, hầu hết thực đơn của các gia đình đều đa dạng, nhiều món ăn và tập trung chủ yếu là các món nhiều đạm, chất béo, nhiều đường như bánh chưng, bánh tét, các loại thịt đông, giò, chả, nem chua…

Tết Nguyên đán 2024: Ăn uống mất kiểm soát, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa
BS.CKI Huỳnh Ngọc Phương Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM).

BS Thủy cho biết thêm, rối loạn tiêu hóa là tổng hợp các triệu chứng bất thường của đường tiêu hóa từ miệng tới ống hậu môn.

“Một số biểu hiện thường gặp của rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thay đổi thói quen đi tiêu như tiêu chảy hoặc táo bón; biểu hiện đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất khi xuất hiện rối loạn tiêu hóa”, BS Thủy nói.

Theo BS Thủy, mọi người nên có chế độ ăn cân đối, không cần kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm vào dịp Tết nhưng nên giới hạn sử dụng bánh kẹo, mứt, nước ngọt, bánh chưng, bánh tét ở các bữa chính. Đối với những bữa phụ ngày Tết, người dân có thể tăng cường ăn các loại trái cây và nhiều loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

BS Dinh dưỡng Nguyễn Thị Hòa, Viện Nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (TP.HCM) cho biết, bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa do ăn uống, còn kể đến việc bảo quản thức ăn không đúng cách dẫn đến thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn chéo từ các loại thực phẩm khác.

Tết Nguyên đán 2024: Ăn uống mất kiểm soát, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa
Lựa chọn các loại thực phẩm lên men như sữa chua để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. (Ảnh: Lâm Ngọc)

“Tủ lạnh cũng cần được vệ sinh định kỳ ít nhất một lần/tháng vì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất mà mọi người không nhìn thấy được. Mọi người phải luôn nhớ rằng thực phẩm phải được hâm nóng trước khi ăn, ưu tiên ăn đồ ăn nấu chín; đồ ăn để bên ngoài trên hai tiếng cũng phải hâm lại để tránh ngộ độc thực phẩm; cần phân loại thực phẩm tươi và thực phẩm chín để tránh lây nhiễm chéo khi dự trữ trong tủ lạnh”, BS Hòa thông tin.

“Đa số đau bụng âm ỉ là dấu hiệu của dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc hoặc khi có những dấu hiệu đau âm ỉ kéo dài, đau nhiều, đau từng cơn, nôn ói kéo dài, tiêu chảy mất kiểm soát thì mọi người cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám để tránh trường hợp có thể bị các vấn đề đau bụng ngoại khoa như đau ruột thừa, đau tụy, đau mật… để các bác sĩ kịp thời thăm khám và điều trị”, BS Hòa nhấn mạnh.

Khi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa vào những ngày Tết, nên ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp; đồng thời bổ sung lợi khuẩn để ổn định hệ tiêu hóa, lựa chọn các loại thực phẩm lên men như sữa chua…

Để bù nước nếu có tình trạng tiêu chảy nhiều, cần uống đủ nước và có thể dùng oresol, uống thêm trà gừng ấm, gừng là vị thuốc dân gian thường được sử dụng rộng rãi để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa gồm thuốc giảm đầy hơi, khó tiêu, thuốc chống tiêu chảy, bổ sung men vi sinh, nước chứa điện giải để cải thiện các triệu chứng.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động