Bài 1: Khẳng định vai trò của các cấp ủy đảng trong thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy
Chuyển đổi hiệu quả cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập cho người dân Hà Nội: Xây dựng nông thôn mới phải gắn với các tiêu chí đô thị Từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn |
Nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 và Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ Thành phố, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”, ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU. Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy đã thành lập các đoàn kiểm tra, làm việc trực tiếp với các huyện, thị xã và các sở, ngành liên quan; tổ chức họp giao ban định kỳ (quý/lần) để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình đề ra.
Song song với chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Thành phố cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, tạo điều kiện để các địa phương thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. Các sở, ban, ngành của Thành phố cũng tích cực vào cuộc, tháo gỡ khó khăn kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các huyện, xã triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy.
Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy tổ chức hội nghị giao ban công tác quý III và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2020 |
Bám sát chỉ đạo của Thành ủy, các huyện, thị xã và các xã đã ban hành chương trình, kế hoạch, Nghị quyết cụ thể triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy. Theo đó, 100% các xã đã chủ động xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt để đảm bảo mục tiêu đề ra.
Với mục tiêu tạo chuyển biến nhận thức trong các cấp chính quyền, đặc biệt là nhân dân về vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới là của nhân dân do nhân dân quyết định, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực để phong trào xây dựng nông thôn mới ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, Thành phố đã chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới.
Theo đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các sở, ngành Thành phố đã chủ động, tích cực phối hợp, hướng dẫn các huyện, thị xã tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới, như: Hội Phụ nữ tổ chức các Hội nghị tọa đàm “Nâng cao hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế tham gia xây dựng nông thôn mới”; “Vai trò của các cấp Hội trong giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới”; Hội Nông dân với hội thi “Nông dân đi đầu trong xây dựng nông thôn mới”; Sở Văn hoá và Thể thao với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”...
Các huyện đã có nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: Hội thảo, pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, … tuyên truyền xây dựng làng, thôn, gia đình văn hóa, bảo vệ môi trường, các mô hình điển hình tiên tiến, các ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nâng cao thu nhập giúp giảm nghèo bền vững. Nhiều địa phương đã tổ chức lễ phát động toàn dân thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Hội nghị giao ban toàn bộ các Bí thư Chi bộ thôn, trưởng các thôn, cụm dân cư kết hợp phát động phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 như các huyện Đan Phượng, Ba Vì, Phú Xuyên,… được đông đảo người dân hưởng ứng tham gia.
Trong 5 năm qua, công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới ở các cấp được Ban Chỉ đạo Thành ủy đánh giá có hiệu quả cao. Thành phố đã tổ chức tập huấn cho trên 61 nghìn lượt người về công tác xây dựng nông thôn mới ở các cấp; tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới trong và ngoài nước, đồng thời tổ chức cho các huyện, thị xã học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ các địa phương của Thành phố để lựa chọn cách làm sáng tạo phù hợp với từng địa phương. Các sở, ngành Thành phố đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề để cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ huyện đến xã nắm chắc về phương pháp, bước đi, cách làm trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người nông dân đã đạt được những kết quả khá tích cực. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được nâng lên; an sinh xã hội được chăm lo, đời sống của nhân dân được cải thiện.
Sản xuất nông nghiệp đạt được những kết quả quan trọng, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao; hình thành một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng. Thu nhập của nông dân được nâng lên, đời sống của người dân nông thôn cải thiện rõ rệt, an ninh trật tự an toàn xã hội nông thôn được củng cố.
Thành phố đã có 06 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 355 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 92,9% số xã). Sản phẩm OCOP của Hà Nội đã dần khẳng định thương hiệu để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện và tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44