Bất cập trong công tác tự chủ tài chính tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh:

Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ?

(LĐTĐ) Tự chủ tài chính từng được xem là chính sách “cởi trói” cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam) thoát khỏi cảnh trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước, đồng thời chủ động nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, do nóng vội trong quyết sách, cùng cách làm không hiệu quả sau tự chủ đã khiến Bệnh viện Tuệ Tĩnh đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí, để cứu vãn sự tồn tại của Bệnh viện, lãnh đạo Học viện đã phải “cầu cứu” Bộ Y tế…vì đâu nên nỗi?.
Giải thể các đơn vị dịch vụ: Đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học: Buông nhưng chế tài phải quản chặt
Tự chủ bệnh viện: Không phải tự chủ là tự ý tăng giá

Cán bộ, viên chức vật lộn để kiếm thêm thu nhập

Trong đơn kêu cứu của cán bộ, viên chức, người lao động đang công tác tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh (số 2 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội) gửi đến báo Lao động Thủ đô phản ánh, kể từ sau ngày 04/6/2019 khi Bộ Y tế có Quyết định số 2218/QĐ-BYT về việc giao quyền tự chủ cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh, đời sống của cán bộ, viên chức, người lao động tại bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể, từ khi tự chủ đến nay, người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ được hưởng nguyên lương, trong khi đó các khoản tiền thu nhập tăng thêm, tiền phúc lợi xã hội… bị cắt bỏ hoàn toàn. Trước đó, vào đầu năm 2019, cán bộ, viên chức của bệnh viện đã bị cắt giảm 50% tiền thu nhập tăng thêm.

Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ?

“6 tháng đầu năm 2019 chúng tôi chỉ được hưởng nguyên lương và 50% phụ cấp tăng thêm, từ tháng 6/2019 đến nay, chúng tôi chỉ được hưởng nguyên lương, bệnh viện không đủ tiền để trả các chế độ phúc lợi xã hội chính đáng khác…

Thu nhập giảm sút khiến đời sống của chúng tôi ngày càng trở nên khó khăn, không đảm bảo sức khỏe và tinh thần để làm việc vì còn phải vật lộn kiếm thêm thu nhập. Trước những khó khăn này, nhiều lần chúng tôi đã làm đơn gửi lên lãnh đạo Học viện, Công đoàn Học viện đề nghị thực hiện chi trả đúng quyền lợi cho chúng tôi nhưng đều bị lãnh đạo phớt lờ…”, đơn phản ánh nêu rõ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Bệnh viện Tuệ Tĩnh được thành lập ngày 03/1/2006 theo Quyết định số 13/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Trong quyết định này nêu rõ, Bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị thực hành của Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam (Học viện).

Là một đơn vị thực hành của Học viện, nguồn thu chi tại bệnh viện không lớn, thậm chí đầu năm 2019 cán bộ, viên chức bệnh viện còn bị cắt giảm nguồn thu nhập tăng thêm. Thế nhưng, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 19/5/2019 về việc thực hiện thí điểm đối với 4 bệnh viện “hạng đặc biệt” là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ Rẫy, thì Bệnh viện Tuệ Tĩnh, một bệnh viện hạng II thời điểm đó, lại bất ngờ xin tự chủ.

Từ những bất cập trên, không ít cán bộ, viên chức, người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh (những cán bộ làm việc trực tiếp tại bệnh viện, không phải cán bộ cơ hữu, kiêm nhiệm công việc vừa là cán bộ Học viện, vừa là cán bộ bệnh viện) đặt câu hỏi, vì sao lại có nghịch lý này, phải chăng đó là sự “nóng vội” của lãnh đạo Học viện?

Khai khống thu chi để xin tự chủ?

Trước những khó khăn của Bệnh viện Tuệ Tĩnh kể từ khi tự chủ, đa số cán bộ, viên chức, người lao động tại bệnh viên cho rằng, để xảy ra sự việc trên chính bởi sự thiếu trách nhiệm của một bộ phận lãnh đạo Học viện, trong đó có việc lãnh đạo Học viện đã xây dựng một Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tài chính đối với Bệnh viện Tuệ Tĩnh, nhưng điều đáng nói là cấn bộ viên chức tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh không hề được biết đến Đề án tự chủ này.

Cùng với đó, các cán bộ, viên chức tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh cũng cho rằng, để Đề án tự chủ của bệnh viện được hoàn thiện, tại Tờ trình số 451/TTr-BVTT ngày 28/12/2018, lãnh đạo Học viện đã khai khống mức thu đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị năm 2019 = 115,39%. Trong khi đó, tại bản đánh giá thực hiện dự toán thu – chi ngân sách năm 2019 của Bệnh viện Tuệ Tĩnh thể hiện, mức kinh phí chi thường xuyên năm 2019 chỉ là 0 đồng.

“Thực tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh không đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, mà đến cuối năm 2019, bệnh viện đang âm 3 tỷ 917 triệu đồng và hiện đang vay Học viện 8 tỷ đồng để chi trả lương. Đến nay, bệnh viện không còn khả năng chi trả lương cho cán bộ, nên thường xuyên chi trả chậm. Thậm chí, không có tiền để chi trả các chế độ phúc lợi xã hội đã được quy định trong hợp đồng lao động và trong Quy chế chi tiêu nội bộ như: Tiền ngày nhà giáo, tiền khai giảng, tiền độc hại cho lao động hợp đồng…”, cán bộ, viên chức Bệnh viện Tuệ Tĩnh trình bày trong đơn kêu cứu.

Phải khẳng định rằng, chủ trương giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các bệnh viện công nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, từ những phán ánh tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh có thể thấy, việc giao quyền tự chủ không có nghĩa là đơn vị phải tự bảo đảm tài chính cho các hoạt động của mình, mà phải căn cứ vào khả năng thu của các đơn vị; và không phải bắt buộc tự chủ bằng mọi giá trước thời điểm.

Đặc biệt, như trình bày của cán bộ, viên chức, người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh tại đơn kêu cứu, thì việc xây dựng Đề án tự chủ của lãnh đạo Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam đang cho thấy sự bất cập, nôn nóng…Hơn thế, việc đóng hai vai của lãnh đạo Học viện, cụ thể là ông Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện, kiêm Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang cho thấy nhiều kẽ hỡ.

Và như phản ánh của người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, khi việc tự chủ tại bệnh viện được thực hiện, Giám đốc là người được quyền tự quyết các vấn đề nhân sự, thu chi…Trong khi đó ở chiều ngược lại, một số cán bộ, viên chức của Học viện cho rằng, với vai trò là Giám đốc Học viện, thì vị lãnh đạo này đã “tự quyết” khi đề xuất mở quỹ phúc lợi của Học viện để “cứu” Bệnh viện Tuệ Tĩnh, bất chấp sự không đồng tình của cán bộ, viên chức, người lao động tại đây.

Còn nữa...

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.

Tin khác

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động