Phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số tại xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội):

Bài 1: “Thiếu nguồn” bài toán nan giải trong phát triển đảng tại xã Ba Vì

Những năm qua, xây dựng đội ngũ đảng viên là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng tại xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội). Đặc biệt, Đảng ủy và các chi bộ đã quan tâm chăm lo công tác phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số với nhiều giải pháp cụ thể. Qua đó, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ, gây dựng hạt nhân cho các phong trào cơ sở…Được quan tâm là vậy, nhưng việc “thiếu nguồn” từ đoàn viên cơ sở trở thành “rào cản” trong việc tìm “hạt giống đỏ” phát triển đảng viên, trong đó có đảng viên nữ tại xã Ba Vì.
Hà Nội: Kỳ thú với Tết Nhảy của người Dao
Về xã nghèo nhất Thủ đô

“Thiếu nguồn” phát triển đảng viên trẻ

Nằm dưới chân núi Ba Vì, xã Ba Vì hiện bao gồm 3 thôn là Hợp Nhất, Yên Sơn và Hợp Sơn với dân số là 522 hộ, 2.329 nhân khẩu, trong đó có đến 98% là người đồng bào dân tộc Dao. Theo chia sẻ của ông Dương Trung Tuấn, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, trước đây Ba Vì là xã đặc biệt khó khăn. Nhưng đến nay, đời sống của người dân xã Ba Vì đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 25,4 đồng/người/năm, tăng 14,1 triệu đồng so với năm 2015; tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh nhờ làm tốt các chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn…

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng về xã Ba Vì hôm nay, không khó để chúng ta nhận thấy bộ mặt nông thôn đã có sự thay đổi rõ rệt. Để có được kết quả đó, theo Bí thư đảng ủy xã Ba Vì, đó là nhờ Đảng bộ đã thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết phát huy trí tuệ tập thể, đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn của địa phương.

thieu nguon bai toan nan giai trong phat trien dang tai xa ba vi 1
Ông Dương Trung Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội)

Đặc biệt, Đảng bộ xã luôn xác định xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững. Dó đó, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Ba Vì luôn quan tâm, chú trọng công tác quy hoạch cán bộ, phát triển nguồn đảng viên mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đảng viên nữ. Nhờ đó, đến nay toàn xã Ba Vì đã có 166 đảng viên, trong đó có 62 đảng viên là nữ, đây đều là những cán bộ, đảng viên có uy tín, phát huy được vai trò của mình trong công việc và trong cộng đồng.

Nhờ làm tốt công tác xây dựng tổ chức Đảng, từ năm 2017 trở về trước, Đảng bộ xã Ba Vì luôn là một trong những Đảng bộ hoàn thành và vượt chỉ tiêu về phát triển đảng viên. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua việc phát triển đảng viên, đặc biệt là các đảng viên nữ tại các chi bộ đảng trên địa bàn xã Ba Vì những năm gần đây gặp không ít khó khăn. Cụ thể, trong 2 năm 2018 – 2019, xã Ba Vì không đạt chỉ tiêu về phát triển đảng viên theo kế hoạch. Và một trong những nguyên nhân được chỉ ra đó chính là việc “thiếu nguồn” đảng viên trẻ.

Ông Dương Trung Tuấn, Bí thư Đảng ủy cho biết, cùng với nguồn phát triển đảng là các cán bộ trẻ tại cơ quan hành chính Nhà nước, thì nguồn phát triển đảng viên mới tại địa phương hiện vẫn dựa vào thành phần là lực lượng đoàn thành niên. Tuy nhiên, lực lượng này thời gian gần đây luôn có sự biến động bởi thanh niên đi làm ăn xa ngày càng nhiều, khiến nguồn kết nạp đảng viên tại địa phương ngày càng ít đi.

“Tìm nguồn kết nạp đảng viên mới đã khó, phát triển đảng viên là nữ còn khó khăn hơn nhiều. Thực tế, nhiều em nữ sau khi đi học thì ở lại thành phố làm việc luôn, hoặc có những em nữ đi làm công nhân tại các khu công nghiệp, ngoài ra nhiều em đến tuổi xây dựng gia đình lại lấy chồng ở địa phương khác…”, Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì Dương Trung Tuấn bày tỏ.

Những “điểm sáng” hiếm hoi

Luôn xác định công tác phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ trong tâm, đặc biệt là phát triển đảng viên nữ. Tuy nhiên, việc “thiếu nguồn” đảng viên trẻ từ lực lượng đoàn thanh niên đang là “rào cản” khiến Đảng bộ xã Ba Vì trong 2 năm trở lại đây không hoàn thành chỉ tiêu về việc phát triển đảng viên. Nhưng, một trong những “điểm sáng” được Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì chia sẻ đó là, trong năm 2019, lượng đảng viên trẻ là nữ được bồi dưỡng, kết nạp đảng lại chiếm số lượng áp đảo so với đảng viên trẻ là nam.

thieu nguon bai toan nan giai trong phat trien dang tai xa ba vi
Bộ mặt nông thôn tại xã Ba Vì những năm gần đây thay đổi rõ rệt

“Mặc dù năm 2019 xã Ba Vì không hoàn thành việc kết nạp đảng viên theo chỉ tiêu đề ra, tuy nhiên, trong 5 đảng viên mới được kết nạp thì có đến 4 đảng viên là nữ. Đặc biệt, tuy Đảng bộ không đề ra chỉ tiêu phát triển đảng viên nữ, nhưng với số lượng trên cho thấy, hiện vấn đề phát triển, bồi dưỡng nữ đảng viên đang được các chi bộ triển khai rất tốt. Điều đó cho thấy, nhận thức của người dân về đảng, nhất là đối với nữ đã được nâng lên rõ rệt”, ông Dương Trung Tuấn chia sẻ.

Là một trong những chi bộ vững mạnh của xã Ba Vì, thông Hợp Sơn hiện có 35 đảng viên, trong đó có 11 đảng viên là nữ, đây đều là những đảng viên trẻ, ưu tú. Trong năm 2019, thôn Hợp Sơn cũng đã giới thiệu và kết nạp được 1 đảng viên là nữ, đó là đảng viên trẻ Dương Thị Ánh Tuyết, đây được xem là “điểm sáng” hiếm hoi trong việc phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiếu số thời gian gần đây.

Tuy nhiên, mặc dù đã xuất hiện một số “điểm sáng” trong việc phát triển đảng viên trẻ, nhưng thực tế cho thấy những “điểm sáng” đó không nhiều. Trong khi đó, theo ông Dương Trung Thân, Bí thư chi bộ thôn Hợp Sơn chia sẻ, hiện tại thôn Hợp Sơn cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên nữ và nguyên nhân được đề cập chính là việc “thiếu nguồn”…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động