Dấu ấn Công đoàn trong việc chăm lo cho lao động nữ:

Bài 2: Chăm lo hiệu quả, lâu dài bằng các chính sách

(LĐTĐ) Quan tâm, chăm lo về việc làm, đời sống cho đoàn viên, người lao động, trong đó có lao động nữ là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp Công đoàn. Tuy nhiên, để bảo đảm thực chất hơn quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ trong các lĩnh vực, điều quan trọng là các cấp Công đoàn cần chủ động tham mưu, xây dựng các khung chính sách, pháp luật.
Phát huy vai trò của Ban Nữ công quần chúng trong công tác chăm lo cho lao động nữ Thúc đẩy thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng tại cơ sở Bài 1: Sáng tạo, tận tâm với người lao động

Thương lượng nhiều chính sách có lợi hơn cho NLĐ

Thời gian qua, phát huy vai trò của Công đoàn cơ sở thông qua đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể với chủ doanh nghiệp, trong đó có đàm phán được điều khoản có lợi, cao hơn quy định của luật cho người lao động (NLĐ), nhiều Công đoàn cơ sở đã có “cơ chế” vững chắc để bảo vệ quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp.

Nằm trong nhóm các doanh nghiệp có sử dụng đông lao động nữ, với 33.429 lao động nữ/39.054 NLĐ (chiếm trên 85%), ông Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Teakwang Vina (tỉnh Đồng Nai) cho biết: Thời gian qua, Ban Chấp hành Công đoàn TaeKwang Vina đã chủ động đề xuất, thương lượng nhiều chính sách có lợi cho NLĐ, đặc biệt đối với lao động nữ.

Tiêu biểu như: Xây dựng phòng khám đa khoa trong khu vực nhà máy sản xuất để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho NLĐ; tổ chức khám sức khỏe sinh sản hàng năm cho trên 4.000 lao động nữ; lắp đặt các Cabin lưu trữ sữa mẹ; xây dựng Trường Mầm non Thái Quang với chi phí xây dựng trên 50 tỷ đồng, doanh nghiệp hỗ trợ 60% chi phí vận hành hàng tháng giúp cho con NLĐ được sử dụng các chương trình đào tạo tiêu chuẩn cao với chi phí thấp.

Bên cạnh đó, Công đoàn còn thương lượng để Công ty có chính sách ưu đãi hỗ trợ lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ, như: Lao động nữ khi mang thai được phát sữa FrisoMum hàng tháng tới khi sinh con; lao động có con nhỏ được hỗ trợ 100 nghìn đồng/cháu/tháng từ khi sinh tới đủ 6 tuổi…

Bài 2: Chăm lo hiệu quả, lâu dài bằng các chính sách
Lao động nữ Công ty TNHH Mcnex Vina nghe chuyên gia chia sẻ chuyên đề "Cân bằng giữa công việc xã hội và gia đình thời hiện đại".

Còn tại Công ty TNHH Mcnex Vina (Khu công nghiệp Phúc Sơn, tỉnh Ninh Bình) - doanh nghiệp ngoài Nhà nước có hơn 6.571.lao động, trong đó 87% là lao động nữ, nữ “thủ lĩnh” Công đoàn Doãn Thị Thu Giang đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty thương lượng để chủ doanh nghiệp điều chỉnh lương, mức đóng bảo hiểm, tăng giá trị bữa ăn ca… qua đó giúp cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ.

Cụ thể, Công đoàn đã chủ động thương lượng điều chỉnh lương, mức đóng bảo hiểm cho NLĐ trước thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo quy định, năm 2020 mức lương thấp nhất 4,45 triệu đồng/người, năm 2021 tăng lên 4,6 triệu đồng/người; chủ động đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp lắp đặt hệ thống làm mát nhà xưởng, bố trí thêm hệ thống quạt làm giảm nhiệt độ cho các xưởng sản xuất vào mùa hè, đảm bảo sức khỏe cho NLĐ.

Đặc biệt, từ nhiều năm nay, Công đoàn luôn chú trọng tuyên truyền pháp luật và kiến thức xã hội cho đoàn viên, NLĐ. Cụ thể, tranh thủ thời gian nghỉ kiểm kê của Nhà máy đầu tháng, Công đoàn đã mời các chuyên gia đến tuyên truyền cho NLĐ kiến thức pháp luật và kiến thức xã hội. Chỉ tính tiêng từ tháng 1/2020 đến nay, Công đoàn đã đề xuất và được lãnh đạo Công ty tạo điều kiện tổ chức tuyên truyền được 20 lớp, với 4.000 lượt NLĐ tham gia về các nội dung như: Bình đẳng giới, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tác hại thuốc lá, Luật Công đoàn…

Bài 2: Chăm lo hiệu quả, lâu dài bằng các chính sách
Hoạt động "Ngày hội Gia đình Mcnex 2022" do Công đoàn tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho gia đình NLĐ đã tạo không khí gắn kết, giúp NLĐ thêm yêu quý và gắn bó với Mái ấm Mcnex.

Đánh giá về hoạt động của tổ chức Công đoàn, ông Lee Jun Ho - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Mcnex Vina khẳng định: “Tổ chức Công đoàn có những đóng góp rất tích cực cho sự phát triển của công ty chúng tôi. Là tổ chức đại diện cho NLĐ trong những lần thực hiện thương lượng giữa NLĐ và người sử dụng lao động, mang lại những đóng góp về lợi ích nhất cho cả hai bên. Vì NLĐ cảm thấy an tâm và tích cực làm việc cũng là một trong những động lực để công ty có thể phát triển bền vững hơn.

Đặc biệt trong thời kỳ Covid vừa qua, Công đoàn luôn đồng hành rất tích cực với công ty tham gia hoạt động phòng chống dịch, có những hoạt động hỗ trợ kịp thời cho NLĐ để họ an tâm sản xuất. Tôi thấy rằng trong những lần khảo sát gần đây, độ tín nhiệm của NLĐ dành cho Công đoàn đã tăng lên rất nhiều”.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách pháp luật

Từ thực tế tại cơ sở, bà Nguyễn Thị Ngọc Giang - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Asia Feed Mills Hà Nam cho rằng, lao động nữ có nhiều đặc thù đòi hỏi pháp luật phải có những quy định riêng nhằm đảm bảo quyền làm việc và quyền bình đẳng giới, nhất là tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt chức năng lao động và chức năng làm mẹ, chăm sóc và nuôi dạy thế hệ trẻ…

Bà Giang nêu thực tế, việc một số chủ sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ, nhất là lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không phải là chuyện hiếm gặp. Do đó, cần tăng công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt đối với các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy đình pháp luật về lao động nữ, phạt các đơn vị quảng cáo tuyển dụng có phân biệt giới, đồng thời khuyến khích, khen thưởng đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ.

Bên cạnh đó, cần quan tâm các điều kiện đặc thù cho lao động nữ như nhà vệ sinh, nhà tắm, buồng thay quần áo, phòng y tế tại các doanh nghiệp đông lao động nữ, đảm bảo thực hiện các quy định cho nữ trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ. “Nhà nước cần có chính sách và huy động các doanh nghiệp từng bước đầu tư xây dựng nhà trẻ mẫu giáo, nhà ở, khu vui chơi giải trí cho công nhân, đặc biệt ở các khu công nghiệp, khu chế xuất”, bà Giang kiến nghị.

Bài 2: Chăm lo hiệu quả, lâu dài bằng các chính sách
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương (phải ảnh) giám sát tình hình triển khai, thực Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn các khu công nghiệp tại TP Đà Nẵng.

Đánh giá về vai trò của tổ chức Công đoàn và Ban Nữ công Công đoàn các cấp trong chăm lo việc làm, đời sống cho lao động nữ thời gian qua, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương cho biết: Những năm qua, các cấp Công đoàn đã thể hiện vai trò đại diện của mình trong việc chủ động tham gia có hiệu quả với cơ quan Nhà nước xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chú trọng lồng ghép bình đẳng giới trong quá trình xây dựng chính sách, bảo đảm thực chất hơn quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ trong các lĩnh vực, như: Những quy định về lao động nữ trong Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội, và các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, giai đoạn 2021-2030…

Bên cạnh đó, Các cấp Công đoàn cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với lao động nữ trong các thành phần kinh tế; tham gia thương lượng, xây dựng Thỏa ước lao động tập thể có nhiều chính sách có lợi hơn đối với lao động nữ so với các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, để hoạt động chăm lo cho lao động nữ ngày càng hiệu quả, thực chất, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị: Công đoàn các cấp tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tập hợp lao động nữ; chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tiếp nhận thông tin phản ánh từ đoàn viên, NLĐ, kịp thời kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết những bức xúc, khó khăn về đời sống, việc làm của lao động nữ, tập trung các vấn đề liên quan đến đặc thù của lao động nữ, nhất là ở những doanh nghiệp ngoài Nhà nước có sử dụng nhiều lao động nữ./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước 6/1/2025.
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (đóng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, quan tâm đảm bảo quyền lợi, chế độ phúc lợi để người lao động yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho sự phát triển của Công ty.
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Là một trong những doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và uy tín trong lĩnh vực công ích, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội luôn thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động và đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. Từ đó, tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Năm 2024, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong 9 tháng đầu năm 2024, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là 9.288,82 tỷ đồng.
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

(LĐTĐ) Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng. NLĐ không tự chốt sổ BHXH được, trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động