15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (1/8/2008 - 1/8/2023): Khẳng định Nghị quyết mang tầm chiến lược

Bài 3: Bản sắc văn hóa được giữ gìn, phát triển và hội nhập

(LĐTĐ) Với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, vì hòa bình và hữu nghị, Thủ đô Hà Nội còn là địa phương giàu có nhất cả nước về di sản văn hóa. Văn hóa Thủ đô ngày càng trở nên đặc sắc, phong phú cả bề rộng lẫn chiều sâu với sự hòa nhập của văn hóa Thăng Long với các vùng văn hóa: xứ Đoài, xứ Đông, Kinh Bắc, Sơn Nam Thượng… Tất cả các di sản, sự hòa nhập đa dạng về văn hóa ấy là tổng hòa các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hòa, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội thời kỳ mới, là nguồn lực, động lực quan trọng để văn hóa Thủ đô phát triển.
Bài 1: Hệ thống hạ tầng với những bước tiến đột phá Bài 2: Nông nghiệp, nông thôn chuyển mình

Vượt qua thách thức của thời đại, giữ bản sắc

Mặc dù có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô và đất nước, song văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian, văn hóa con người vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức và đối mặt với hàng loạt nguy cơ mai một, xuống cấp, biến tướng, thương mại hóa,… và thậm chí cả sự lãng quên.

15 năm trước, khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, “ôm” vào lòng những nền văn hóa khác nhau từ các vùng ven của Thủ đô, nhiều người vẫn cho rằng, chỉ một mai hoặc dăm năm nữa, Hà Nội sẽ không còn là Hà Nội, và văn hóa Hà Nội sẽ trở thành một thứ lẫn lộn khó giữ gìn bản sắc, khó phân biệt.

Văn hóa Hà Nội - bản sắc và hội nhập
Hà Nội vẫn giữ được cốt cách con người, bản sắc văn hóa trong hội nhập

Thế nhưng, minh chứng cho thấy, sau 15 năm, Hà Nội vẫn còn đấy, không chỉ giữ gìn được bản sắc văn hóa, bản sắc con người trước thời cuộc, mà những giá trị truyền thống ngày càng được phát huy, được nâng lên và không thể phủ nhận, một số nền văn hóa tưởng chừng như đã “vắng bóng”, thì nay đã được khôi phục và phát huy giá trị vốn có của nó.

Chia sẻ về sự thay đổi “không như người ta vẫn nghĩ” này, nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) cho rằng, đứng trước sự bùng nổ của mạng internet và hội nhập kinh tế quốc tế, thì nguy cơ mai một văn hóa dân tộc, xuống cấp đạo đức và các giá trị nhân bản của cha ông để lại sẽ luôn thường trực. Một số nền văn hóa hội nhập trên thế giới đã cho thấy, nhiều dân tộc đã không còn chữ viết, tiếng nói, trang phục,... khi xã hội ngày càng hiện đại.

Rồi tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, giới trẻ quay lưng và không còn mặn mà với văn hóa dân tộc,... cũng là các vấn đề đáng lo ngại. Cùng với đó, thách thức của kinh tế thị trường đối với văn hóa truyền thống cũng là một vấn đề nan giải. Do mục đích kinh tế, vì lợi nhuận mà nhiều người đã làm biến dạng những di sản truyền thống, thậm chí có thể biến di tích thành những “đồn điền” kinh tế để trục lợi.

Tuy nhiên, trong những năm qua, Hà Nội đã làm được những điều không tưởng. Tốc độ đô thị hóa không ngừng lại, nhưng bản sắc văn hóa, con người vẫn còn đó và ngày càng được nâng lên. Có thể nói, đó là một nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và nhân dân - những chủ thể của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trước nguy cơ “xâm lăng văn hóa” của thời kỳ hội nhập.

Văn hóa Hà Nội - bản sắc và hội nhập
Văn hóa Mường từ vùng đất tiếp giáp Thủ đô nay đã là một phần của văn hóa Hà Nội

Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa dân gian đã được thành phố Hà Nội quan tâm, qua đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, vì một nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc. Bên cạnh đó, công tác sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật; phục dựng bảo tồn các lễ hội truyền thống đặc sắc có nguy cơ mai một, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tạo điều kiện để phát triển mô hình văn hóa – du lịch cũng được triển khai và từng bước đi vào thực tế.

Điểm sáng từ Quy tắc ứng xử

Trong 15 năm qua, và trước đó, Hà Nội đặc biệt quan tâm việc xây dựng người Hà Nội văn minh trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Trong đó, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, gương mẫu và tinh thần thượng tôn pháp luật của người Hà Nội được đề cao, là nền tảng quan trọng.

Với mục tiêu phấn đấu xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa, Thành phố đã ban hành Hướng dẫn triển khai thực hiện nâng cao chất lượng xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, thực hiện Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá.

Cùng với đó là tuyên truyền rộng khắp về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện phân cấp công tác quản lý và tổ chức lễ hội, tiến hành kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức các lễ hội; tiếp tục nâng cao nhận thức của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô về việc cưới theo nếp sống văn minh, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đề cao lối sống tiết kiệm và văn minh trong giới trẻ; góp phần xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu trong việc cưới, hỏi và hình thức tổ chức cưới linh đình, xa hoa, phô trương, lãng phí; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, và lễ hội.

Văn hóa Hà Nội - bản sắc và hội nhập
Văn hóa dân gian đậm nét vẫn còn đó, như chưa từng mai một

Đặc biệt với 2 bộ Quy tắc ứng xử đã dần đi vào cuộc sống, nâng cao ý thức cán bộ và người dân trong văn hoá ứng xử nơi công sở và các điểm công cộng. Cùng với đó là việc tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh văn hóa đọc; triển khai kế hoạch giảng dạy đại trà tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho cấp học mầm non, kế hoạch thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa trong trường học”; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lịch sử địa phương gắn với giáo dục nếp sống văn hoá trong các nhà trường.

Các mô hình “Dân vận khéo” gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước được triển khai rộng khắp, góp phần phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Mô hình đã thiết thực hướng tới bồi dưỡng tinh thần yêu nước; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp; cán bộ đảng viên, đoàn viên xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc dân tộc, hướng nhân dân tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo; nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa… Qua triển khai phong trào, nhiều việc mới, việc khó phát sinh ở cơ sở đã được giải quyết, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Phát huy hiệu quả của quy ước, hương ước và các giá trị văn hóa truyền thống trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Điểm nổi bật tạo nên sự đột phá, bước tiến mới quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, con người của Thủ đô trong thời gian qua và những năm tiếp theo, đó chính là sự kế thừa và phát huy hiệu quả tinh thần đổi mới, vận dụng sáng tạo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng từ các nhiệm kỳ.

Cụ thể bên cạnh việc tiếp tục xác định một Chương trình công tác lớn riêng về phát triển văn hóa, Thành ủy Hà Nội với tầm nhìn rộng mở và quyết tâm chính trị cao đã quyết định ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU “về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô với định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, cùng với việc định vị thương hiệu mới, mục tiêu mới cho Thành phố khi Hà Nội chính thức gia nhập mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO trong lĩnh vực “thiết kế sáng tạo” với nền tảng là văn hóa và sáng tạo, một xu thế tất yếu của thời đại.

Phát huy nguồn lực văn hóa để xây dựng Thủ đô

Văn hóa Hà Nội - bản sắc và hội nhập
Thế hệ tương lai còn yêu những trò chơi truyền thống

Nguồn lực văn hóa là một bộ phận quan trọng hợp thành nguồn lực tổng thể để phát triển quốc gia bên cạnh các nguồn lực khác như nguồn lực vị thế địa - chính trị, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất. Đến nay, nguồn lực văn hóa được xác định chung là nguồn lực dựa trên các tài sản văn hóa, các giá trị văn hóa vật thể, các giá trị văn hóa phi vật thể và năng lực sáng tạo thẩm mỹ - nghệ thuật của con người để tạo ra giá trị thặng dư trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ văn hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

Tiếp cận văn hóa từ quan điểm kinh tế học hiện đại, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội mà còn là động lực, nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, trong quá trình phát triển nền kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, kinh tế số hiện nay, việc khai thác các tài sản văn hóa, tài nguyên văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và các địa phương khác trên phạm vi cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Trong bối cảnh đó, thành phố Hà Nội, với những tiềm lực văn hóa vốn có, nhanh chóng trở thành tiêu điểm của cả nước trong lĩnh vực xây dựng chiến lược phát triển văn hóa nói chung và xây dựng chính sách phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ trọng đại này, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội luôn nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của nguồn lực văn hóa Thủ đô trong quá trình xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Văn hóa Hà Nội - bản sắc và hội nhập
Còn đó nét thanh lịch của người Hà Nội

Để đạt được các mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển văn hóa mới, chính quyền và nhân dân Hà Nội cần có nhiều sự thay đổi và điều chỉnh các hoạt động liên quan đến văn hóa hiện nay. Rất nhiều giải pháp được đặt ra và cần được giải quyết một cách triệt để trong tương lai.

Trong đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cho rằng, cần lấy mục tiêu xây dựng “Thành phố sáng tạo” làm trọng điểm, nguồn lực văn hóa của Hà Nội. Cụ thể, nguồn lực “Thành phố sáng tạo” được xác định gồm: Nguồn lực con người (thể hiện qua sự sáng tạo của cá nhân, tổ chức, cộng đồng người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, về các lĩnh vực gồm thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật, truyền thông, âm nhạc); nguồn lực di sản văn hóa, sản phẩm văn hóa (các di tích lịch sử văn hóa, các giá trị/sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể, các sản phẩm văn hóa được tạo ra trong các ngành công nghiệp văn hóa…); nguồn lực hạ tầng văn hóa (các địa điểm, các công trình có thể hình thành các không gian sáng tạo…).

Có thể nói, phát huy nguồn nhân lực văn hóa là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển văn hóa của Hà Nội. Hà Nội tự hào là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng của vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ nhân tài của đất nước, một “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”; là “Thành phố Vì hòa bình” và nay Hà Nội là “Thành phố sáng tạo” - đây chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới. Hà Nội cần khơi dậy tinh thần tự hào, tình yêu, trách nhiệm; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại, tôn trọng pháp luật, có lối sống nhân ái, nghĩa tình.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

Năm 2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Tầm vóc và vị thế văn hóa của Hà Nội ngày càng được khẳng định. Ngày 12/11/2021, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 theo Quyết định số 1909/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, xác định “tập trung phát triển văn hóa, con người Hà Nội để phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thủ đô

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động