Bài 3: Tính cộng đồng và nét thanh lịch trong gia đình người Hà Nội

(LĐTĐ) Trong loạt bài “Nếp nhà người Hà Nội: Vẫn còn đó những giá trị tốt đẹp”, báo Lao động Thủ đô cố gắng phản ánh bản chất, quá trình tiếp biến văn hóa, tìm nguyên nhân của những “còn” và “mất” của những nếp nhà Hà Nội. Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với nhà văn hóa Hữu Ngọc xung quanh vấn đề này.
bai 3 tinh cong dong va net thanh lich trong gia dinh nguoi ha noi Bài 2: Nếp nhà của gia tộc 22 đời ở Hà Nội
bai 3 tinh cong dong va net thanh lich trong gia dinh nguoi ha noi Nếp nhà người Hà Nội: Vẫn còn đó những giá trị tốt đẹp

PV: Thưa ông, ông có thể cắt nghĩa về văn hoá gia đình của người Hà Nội thế nào?

- Nhà văn hoá Hữu Ngọc: Vấn đề này khá là phức tạp. Muốn giải đáp câu hỏi này thì phải đặt trong vấn đề chung của văn hóa.

Hiện nay các nhà nhân học xếp các loại văn hoá trên thế giới thành văn hoá dựa trên tính tập thể và văn hoá dựa trên tính cá nhân. Các dân tộc thuộc về châu Á và châu Phi thì thuộc văn hoá dựa trên tập thể, các văn hoá dựa trên cá nhân là Phương Tây và Bắc Mỹ.

Người Việt Nam chúng ta có một nền văn hoá riêng trước khi bị ảnh hưởng của Trung Quốc trong 1000 năm Bắc thuộc và sau đó tuy độc lập nhưng vẫn bị ảnh hưởng thêm 900 năm sau đó.

Văn hoá Việt khởi đầu cũng là văn hoá dựa vào tập thể. Cụ thể, chúng ta đã có nền văn minh sông Hồng. Tính tập thể (tính cộng đồng) được xem là một trong những giá trị căn bản và quan trọng nhất của văn hóa Việt Nam. Giá trị này có cội rễ sâu xa từ trong phương thức sinh tồn, yêu cầu cố kết chống thiên tai, yêu cầu đoàn kết chống giặc ngoại xâm và từ trong phương thức tổ chức xã hội truyền thống căn bản dựa trên các cộng đồng gia đình, làng xã. Giá trị cộng đồng hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của văn hóa, lịch sử, được củng cố và thấm sâu vào tình cảm tâm hồn mỗi con người Việt Nam.

bai 3 tinh cong dong va net thanh lich trong gia dinh nguoi ha noi
Nhà văn hoá Hữu Ngọc với cuốn sách "Phác thảo chân dung Hà Nội" bằng tiếng Pháp do ông viết.

Văn hoá Hà Nội nằm trong văn hoá Việt Nam. Vậy do vậy, văn hoá Hà Nội cũng là văn hoá mang tính cộng đồng.

Về phương diện kinh tế, kinh tế của gia đình là chính, gia đình là cơ sở của kinh tế. Cái gốc của xã hội của ta là gia đình, nhiều gia đình hợp lại thì lên làng xã. Hà Nội cũng là tập hợp chung của các làng xã. Tên các phố của Hà Nội xưa chính là tập hợp của các làng xã. Do các gia đình cùng nghề tạo nên thành các phố. Ví dụ, phố Hàng Gai là đa số do các gia đình làm lưới gai đánh cá. Phố Hàng Đồng là đa số các gia đình làm đồng… Vì vậy mới hình thành nên Hà Nội 36 phố phường.

Và những người ở làng quê, ví như tôi, quê gốc ở Bắc Ninh. Ông nội tôi đỗ Tú Tài, bỏ làng ra Thăng Long ở phố hàng Gai, nhưng gốc rễ vẫn có quê quán. Tuy ở Hà Nội, nhưng vẫn có họ hàng ở quê, vẫn có sự liên kết, gắn bó với quê hương mang tính cộng đồng. Nó khác phương Tây ở chỗ đó. Hà Nội là tập hợp các làng nghề thủ công. Từ đó mà cắt nghĩa về cái quan trọng của gia đình gắn với làng xã. Gia đình ở Hà Nội vẫn gắn liền với làng xã, có gốc gác từ làng xã mà thành. Tuy là phố nhưng vẫn thờ chung một ông thành hoàng làng. Và những người cùng làng, cùng xóm gắn bó với nhau rất thân mật, tạo nên tình làng nghĩa xóm.

Vậy ông có thể cho biết tính cộng đồng và nét thanh lịch trong gia đình người Hà Nội được thể hiện như thế nào?

- Nhà văn hoá Hữu Ngọc: Trước Cách mạng Tháng Tám, ta bị Pháp đô hộ nhưng gia đình truyền thống cơ bản vẫn được tồn tại. Ở Thủ đô Hà Nội, gia đình truyền thống vẫn có nề nếp và sự thanh lịch sâu đậm. Vì Thủ đô là nơi tập trung các trí thức, đặc biệt là các nhà khoa bảng, nho học.

Ví dụ gia đình của tôi, nề nếp trong gia đình của tôi theo nếp thanh cao, trong sáng về tinh thần và trong ứng xử thì rất lịch sự. Nét thanh lịch này thể hiện ngay trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, như ăn nói trong nhà thì phải tôn trọng người cao tuổi, từ ông bà cha mẹ tới anh chị. Bố mẹ nói chuyện với ông bà, con cái nói chuyện với bố mẹ thì bao giờ cũng phải đứng cho ngay ngắn, phải khoanh tay thưa gửi và đặc biệt không bao giờ được dùng từ thô tục.

Tết đến, ông bà ngồi 2 chiếc ghế song song, bố mẹ đứng hai bên và con cháu xếp thành hai hàng trước. Nếu ông bà già còn có tục quỳ lễ hay vái để ông bà cha mẹ mừng tuổi. Ngày Tết là ngày cúng tổ tiên long trọng nhất để mời các cụ về vui xuân với con cháu. Hai bên nhà thờ, đặt 2 cây mía để các cụ làm gậy chống về với con cháu. Tết còn có tục hoá vàng, đốt đồ dùng cho các cụ mang đi. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên cho đến ngày nay vẫn là một tục lệ không bao giờ bỏ.

Khi ăn cơm thì phải mời hết cả người trên hết lượt thì mới được cầm đũa. Khi ăn phải tránh nhai tóp tép và khi gắp cũng phải để ý "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng". Khi ăn cơm mọi người thường ngồi vòng tròn quanh mâm trên chiếu. Người con dâu cả ngồi cạnh nồi xới cơm cho cả gia đình.

Đối với chuyện mặc, gia đình dù nghèo đến đâu ra đường cũng không được mặc áo ránh rưới. Nếu quần áo cũ quá thì phải vá mới được ra đường.

Ở phố cổ Hà Nội tập trung gia đình ở cùng làng với nhau tạo nên phố. Các gia đình ở cùng một phố coi nhau như láng giềng gần, trông nom con cái cho nhau khi đi vắng. Tránh cãi cọ và giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong nhà. Không như ngày nay ở những khu chung cư mới, hiện đại, gia đình nào cũng đóng cửa kín mít. Có khi hàng tháng không gặp nhau. Gia đình trước đây tình làng nghĩa xóm gắn bó rất sâu sắc. Các gia đình ở gần nhau, giúp đỡ nhau còn tồn tại sau thời Điện Biên Phủ. Ở những khu tập thể mới ra đời như khu Kim Liên, Thành Công, Ba Đình… mới đầu vẫn còn tình làng nghĩa xóm có bếp chung, nhà vệ sinh chung nên láng giềng, hàng xóm rất thân mật, giữ được nét thanh lịch.

Tôi còn nhớ ở phố Hàng Gai những năm tôi khoảng 9-10 tuổi, khi bà mẹ tôi còn sống (bà mất sớm khoảng 30 tuổi), bà có một sạp hàng nhỏ để kiếm thêm tiền nuôi gia đình, bố tôi khi đó làm công chức. Bà lại mộ đạo Phật nên mỗi khi mùa hè đến, bà thường đun sẵn một âu nước vối đặt ngoài cửa để khách qua đường ai khát thì uống. Cứ đến Chủ Nhật, thì bất cứ người ăn xin nào (hồi đó rất lắm ăn xin) đứng cửa bà sẵn có ống tiền cho họ 1, 2 xu. Đó chính là nét thanh cao của người Hà Nội.

(còn tiếp)

Nhà văn hoá Hữu Ngọc sinh năm 1918 tại Hà Nội, nay đã vào tuổi 101. Ông nguyên là Giám đốc NXB Ngoại văn, Tổng Biên tập 3 tờ báo đối ngoại: Tia lửa (Pháp ngữ) từ thời kháng chiến chống Pháp, Việt Nam tiến lên (Anh, Pháp, Quốc tế ngữ), Nghiên cứu Việt Nam (Anh, Pháp ngữ). Đến nay, trong số 34 cuốn sách về di sản văn hóa Việt Nam mà ông đã viết bằng Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và cả bằng tiếng Việt thì một phần không nhỏ là viết về Thủ đô thân yêu.

Trong số sách mà Hữu Ngọc viết về Thủ đô phải kể đến cuốn “Phác thảo chân dung văn hóa Hà Nội” viết bằng tiếng Pháp. Đây là công trình đầu tay về văn hóa Hà Nội của ông và là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về thủ đô cho người nước ngoài kể từ tháng 8/1945 đến thời điểm năm 1997. Với hơn 200 trang, cuốn sách giới thiệu về Hà Nội một cách hệ thống, như một tấm gương phản ánh lịch sử của Việt Nam. Năm 2010, kỷ niệm 1 nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, ông đã được đặt hàng biên soạn sê-ri 10 cuốn “Hanoi, who are you?” (Hà Nội, bạn là ai?) bằng tiếng Anh để phục vụ công tác đối ngoại. Mỗi tập giới thiệu một nét độc đáo về địa lý, văn hóa, con người Hà Nội như: Lịch sử Hà Nội (là lịch sử Việt Nam thu nhỏ), khu phố cổ, khu phố Tây, khu thành cổ, khu ngoại ô, ẩm thực, tìm hiểu các nhân vật qua tên phố, đời sống tâm linh, văn hóa nghệ thuật, giáo dục...

Ông được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Chiến công và Huân chương Độc lập, Chính phủ Thụy Điển tặng Huân chương “Ngôi sao phương Bắc”, Chính phủ Pháp tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm và giải “Lời Vàng” cùng nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý khác. Năm 2017, ông vinh dự nhận được "Giải thưởng Lớn" Bùi Xuân Phái – Vì một tình yêu Hà Nội bởi những công trình đồ sộ, tâm huyết về Hà Nội.

P.B

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Mặc dù chịu nhiều vất vả, thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng bù lại, không ít trẻ em khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nhận được sự quan tâm chu đáo, đầy đủ của Thành phố, các cấp, ngành, từ đó được ấm lòng, có thêm động lực vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.
Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây

Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây

(LĐTĐ) Tối 10/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024), 70 năm Giải phóng Sơn Tây (1954 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường bảo mật cho khách hàng và ngăn chặn rủi ro gian lận trong giao dịch trực tuyến, Techcombank đã tiên phong hợp tác cùng Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an để triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID, tích hợp trên ứng dụng ngân hàng số Techcombank Mobile.
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Với 6 giải Nhất, 14 giải Nhì, 3 giải Ba, 6 giải Khuyến khích - số lượng giải nhiều nhất trong tổng số 68 đoàn tham dự, Hà Nội đã giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2024.
Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024

Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 10/11, sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, Giải Bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI - năm 2024 đã khép lại tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, Hà Nội với các trận chung kết đỉnh cao và lễ bế mạc.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

(LĐTĐ) Vừa qua, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức trao tặng 2 căn nhà trị giá 110 triệu đồng cho các gia đình khó khăn tại Đồng Văn và Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chương trình có sự phối hợp của Sở Tư pháp Hà Nội và các doanh nghiệp, mạnh thường quân.

Tin khác

Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Mặc dù chịu nhiều vất vả, thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng bù lại, không ít trẻ em khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nhận được sự quan tâm chu đáo, đầy đủ của Thành phố, các cấp, ngành, từ đó được ấm lòng, có thêm động lực vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.
Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây

Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây

(LĐTĐ) Tối 10/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024), 70 năm Giải phóng Sơn Tây (1954 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Kiến tạo không gian sống xanh từ sức mạnh cộng đồng

Kiến tạo không gian sống xanh từ sức mạnh cộng đồng

Với mục tiêu phát triển trở thành đô thị xanh, thông minh và bền vững, nhiều địa phương của Thủ đô Hà Nội đã xây dựng mô hình "Xã, phường, thị trấn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn". Điều đó đã tạo nên một diện mạo Thủ đô đổi thay ấn tượng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội.
Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội với trung bình hơn 10.000 mô hình được đăng ký thực hiện mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô.
Thường Tín: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Thường Tín: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

(LĐTĐ) Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) năm 2024, trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng, ý nghĩa nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
Hai Bà Trưng: Phát huy hiệu quả công tác phối hợp giữa quận và các trường đại học

Hai Bà Trưng: Phát huy hiệu quả công tác phối hợp giữa quận và các trường đại học

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa quận và các trường đại học trên địa bàn năm 2024.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: Giao lộ Sáng tạo

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: Giao lộ Sáng tạo

(LĐTĐ) Lần đầu tiên, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: Giao lộ Sáng tạo, sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội.
Nhiều trải nghiệm ý nghĩa tại Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III

Nhiều trải nghiệm ý nghĩa tại Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 9/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III, năm 2024, với chủ đề: “Vì một thế giới hòa bình”, nhằm tăng cường giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới thanh niên, sinh viên và bạn bè quốc tế.
Giao thông đồng bộ kỳ vọng làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

Giao thông đồng bộ kỳ vọng làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn thị xã Sơn Tây, hàng loạt dự án xây dựng công trình giao thông đang được tích cực triển khai. Đây cũng là ưu tiên của Thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng tầm với tiềm năng và lợi thế.
Khai mạc Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4

Khai mạc Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4

(LĐTĐ) Tối nay (8/11), tại Vườn hoa Lạc Long Quân (Tây Hồ), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội và phụ nữ các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng.
Xem thêm
Phiên bản di động