Bài 4: Thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông - Tây

(LĐTĐ) Nhà văn hoá Hữu Ngọc cho rằng, vấn đề trong từng gia đình hiện đại ngày nay nên thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hóa Đông-Tây. Với bất cứ vấn đề nào trong gia đình, không nên sự khắt khe, ép buộc nhau mà phải dùng tình cảm, sự tôn trọng lẫn nhau để thuyết phục nhau. 
bai 4 thuc hien tren tinh than tiep bien van hoa dong tay Bài 2: Nếp nhà của gia tộc 22 đời ở Hà Nội
bai 4 thuc hien tren tinh than tiep bien van hoa dong tay Nếp nhà người Hà Nội: Vẫn còn đó những giá trị tốt đẹp

PV: Thưa ông, nét thanh cao trong gia đình của người Hà Nội có sự chuyển biến không?

Nhà văn hoá Hữu Ngọc: Tôi muốn gọi đó là sự tiếp biến văn hóa. Như ta đã biết, Pháp chiếm Việt Nam vào cuối những năm 80 của thế kỷ 19 và đã cải cách giáo dục, thành thị hoá Hà Nội... theo kiểu châu Âu.

Cho nên vào những năm 20-30 của thế kỷ 20 thì đã xảy ra hiện tượng mà xã hội học gọi là tiếp biến văn hóa. Hiện tượng này mới xuất hiện trong xã hội học phương Tây vào khoảng nửa sau thế kỷ 20.

bai 4 thuc hien tren tinh than tiep bien van hoa dong tay
Nhà văn hoá Hữu Ngọc cho rằng, văn hóa gia đình thời hiện đại nên thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông - Tây. (Ảnh minh hoạ).

Tiếp biến văn hoá có nghĩa là khi 2 nền văn hóa của dân tộc khác gặp gỡ nhau thì dễ dàng chịu ảnh hưởng của nhau, có thể mất đi một số yếu tố của mình nhưng du nhập một số yếu tố của đối phương.

Đó là nói về những dân tộc có văn hoá tương đối vững chắc và lâu dài như ta đã từng du nhập văn hoá Trung Quốc, văn hoá Pháp… và từ sau năm 1975 là văn hoá toàn cầu. Thời kỳ 2 cuộc chiến chống Pháp và Mỹ mới chỉ là thời kỳ quốc tế hoá.

Việt Nam khác các nước châu Phi vì ta có một nền văn hóa bản địa (văn hóa Việt vững chắc) nên qua mấy lần tiếp biến văn hóa với Trung Quốc và Pháp, quốc tế (một số nước tư bản) và toàn cầu hóa ta vẫn giữ được bản sắc chứ không mất đi như hiện tượng ở một số nước châu Phi.

Vậy hiện tượng tiếp biến văn hóa đối với gia đình Hà Nội là thế nào, thưa ông?

Hà Nội ảnh hưởng văn hóa phương Tây thời Pháp thuộc sâu đậm bắt đầu từ những năm 20-30 của thế kỷ 20. Khi chữ quốc ngữ phổ biến và tiếng Pháp cũng được nhiều người sử dụng ở Hà Nội thì Tây hoá ngày càng rõ rệt. Ví dụ việc đa thê, lập gia đình sớm thể hiện trong truyền thống cộng đồng của người Việt mất dần.

Còn một số phong tục tập quán thể hiện thanh lịch cổ truyền cũng biến mất và bị thay thế bằng những yếu tố phương Tây như nhuộm răng đen dần dần ở Hà Nội thay thế bằng để răng trắng.

Vì ngày xưa các cụ cho là răng trắng là răng của đầu lâu (người chết). Đó là sự khác nhau về quan niệm cái đẹp – răng đen mới đẹp. Mới đầu, me Tây, gái giang hồ mới cạo răng trắng còn con nhà tử tế, có giáo dục không bao giờ để răng trắng.

Một tiếp biến văn hóa khác là áo dài. Năm 1925, Pháp mở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương để đào tạo hoạ sỹ. Bài học đầu tiên là vẽ thân thể người. Khi đó, sinh viên Việt Nam mới thấy được cái đẹp của thân thể con người và đã cải cách áo dài cổ, áo tứ thân tạo thành áo dài Lemur do hoạ sỹ Cát Tường cách tân bấy giờ. Áo dài tân thời khác áo tứ thân ở chỗ, áo tứ thân như hộp tròn che giấu những nét cong gợi cảm của thân thế phụ nữ, đây được coi là hiện tượng tiếp biến văn hóa trong trang phục.

Thời kỳ này, Pháp sử dụng chữ quốc ngữ rộng rãi với mục đích cai trị dễ hơn. Những nhà yêu nước tìm cách phổ biến chữ quốc ngữ với mục đích dùng làm công cụ đấu tranh chống thực dân. Lúc này các gia đình ở Hà Nội khuyến khích con cái đi học chữ quốc ngữ nhiều hơn.

Vào những năm 30 của thế kỷ 20, với sự phát triển của chữ quốc ngữ đã mở đường cho phong trào Thơ mới với những cá tính sáng tác độc đáo, khẳng định cái "tôi, đòi hỏi quyền lợi cá nhân và sự tự do cho dân tộc. Đa số những nhà văn thuộc phong trào Thơ mới đã theo cách mạng.

Kết quả là, gia đình truyền thống ở Hà Nội đã có hơi hướng của gia đình hiện đại với sự tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Phụ nữ được học hành, làm chủ gia đình, kinh tế. Đặc biệt là trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ khi đàn ông ra mặt trận, đàn bà ở lại gánh vác kinh tế gia đình và đóng góp vào kháng chiến, huy động đi dân công. Ví dụ rõ nhất là đóng góp của phụ nữ trong chiến dịch Điện Biên Phủ khi phụ nữ đi tải gạo, súng đạn, đào đường…

Thưa ông, vậy thời hậu chiến và hiện đại thì những gia đình ở Thủ đô có sự thay đổi ra sao?

Từ sau năm 75, ta mất một chục năm tập trung kinh tế nông nghiệp, xã hội hóa nông thôn một cách máy móc nên kinh tế các gia đình cực kỳ nghèo. Bắt đầu từ thời kỳ Đổi mới (1986) ta mới áp dụng chính sách đổi mới, giao việc sản xuất, chịu trách nhiệm cho từng gia đình thì mới thoát khỏi cảnh nghèo đói, kinh tế gia đình có sự chuyển dịch.

Người dân được khuyến khích làm giàu và thành lập các doanh nghiệp tư nhân. Do đó, không ít gia đình trở nên giàu có và xã hội dần dần hình thành một bên là số gia đình giàu, một bên là gia đình rất nghèo, ở giữa là một số gia đình trung lưu, khá giả.

Đồng thời, với sự hình thành của toàn cầu hóa, sự chia rẽ thành phần giai cấp cũng gây những biến đổi về mặt tâm lý xã hội. Ví dụ như trong gia đình giai cấp trung lưu mới, phụ nữ được học hành như ở Hà Nội đã tự khẳng định giá trị, không chịu lép vế như trước và con số ly dị không ngừng tăng.

Việc lập gia đình muộn đối với một số phụ nữ có vị trí xã hội cao đang có xu hướng tăng và thậm chí họ còn không muốn lấy chồng. Còn ở nông thôn dẫn đến hiện tượng nam giới bỏ vợ cũng tăng.

Nhưng nói chung gia đình ở Hà Nội với tục thờ cúng tổ tiên vẫn là một yếu tố giữ cân bằng cho xã hội và đóng góp vào sự tiến chuyển lành mạnh của xã hội. Hầu như, gia đình nào cũng có bàn thờ cúng tổ tiên và lễ Tết nào cũng họp mặt. Những ngày cuối tuần, nhiều gia đình có cuộc họp mặt ăn chung với đại gia đình lớn để tăng sự gắn bó.

Hằng năm, có cuộc họp các gia đình của một dòng họ. Như dòng họ Nguyễn của tôi qua 30 năm chiến tranh và phân chia Nam Bắc, nhiều gia đình vào Nam thì từ những năm 90, cứ đến sau Tết lại có một cuộc tế tổ tập hợp các gia đình trong cả nước. Đây là dịp để con cháu trong các gia đình ôn lại truyền thống dòng họ, nhắc nhở và gắn kết nhau cùng đoàn kết, giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau.

Còn vấn đề trong từng gia đình hiện đại ngày nay thì tôi nghĩ nên thực hiện trên tinh thần tiếp biến văn hoá Đông-Tây. Đó là, thực hiện sự tôn trọng cá nhân của gia đình phương Tây những vẫn giữ lễ độ cần thiết giữa ông bà, cha mẹ và coi cái.

Tôi cho rằng, giới trẻ ngày nay không nên bắt chước giới trẻ phương Tây đủ 18 tuổi là tự do, phóng khoáng, được quyền làm những gì mình thích mà không có khuôn khổ. Thậm chí, không ở chung với bố mẹ mà ở riêng và hoàn toàn tự do cá nhân.

Với bất cứ vấn đề nào trong gia đình, không nên sự khắt khe, ép buộc nhau mà phải dùng tình cảm, sự tôn trọng lẫn nhau để thuyết phục nhau. Đặc biệt, những nề nếp, gia phong, ông bà tổ tiên đã để lại thì nên giữ gìn.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Xem thêm
Phiên bản di động