Bàn luận về vấn đề bảo tồn và phát triển di sản áo dài truyền thống
Ấn tượng chương trình nghệ thuật "Áo dài xưa và nay" Áo dài Việt Nam vượt qua giá trị thời trang |
Hội thảo tập trung bàn luận một số vấn đề như việc phát huy bản sắc văn hóa và phát triển may, mặc áo dài truyền thống, trong đó là tiềm năng sử dụng áo dài truyền thống trong đời sống; những vấn đề cần cải tiến trang phục áo dài truyền thống; áo dài truyền thống trong việc quảng bá văn hóa, du lịch ở Việt Nam.
Hội thảo cũng đưa ra việc bảo tồn di sản áo dài truyền thống, trong đó xác định những yếu tố cơ sở, nhận diện và phân biệt áo dài truyền thống với các loại trang phục khác; đào tạo, truyền dạy nghệ nhân may, dệt, nguyên phụ liệu; giáo dục di sản cho thế hệ trẻ; xây dựng và bảo tồn không gian văn hóa áo dài truyền thống tại Hà Nội và các địa phương; kinh nghiệm của quốc tế trong việc bảo tồn trang phục truyền thống.
Áo dài truyền thống được coi là di sản trong lòng người Việt (ảnh minh họa: Hải Yến) |
Những năm đầu thế kỷ 20 trở về trước, áo dài được may ngũ thân, tay chẽn, cài khuy cổ đứng được gọi là áo dài truyền thống. Từ những năm 1930, các họa sĩ đã có những thay đổi về thiết kế.
Những năm gần đây, vấn đề bảo tồn, phát huy, sử dụng áo dài truyền thống trong xã hội đương đại được nhắc đến nhiều hơn. Trong đó nhiều người đề xuất sử dụng áo dài ở công sở ngày đầu tuần, hay nam sinh mặc áo dài... để góp phần bảo tồn văn hoá, xây dựng hình ảnh Việt Nam, quảng bá du lịch.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Đức Bình – Chủ nhiệm Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống cho rằng, việc bảo tồn, ứng dụng áo dài hiện nay cũng gặp không ít cản trở. Trước hết là nhận thức của cộng đồng, trong đó có không ít trí thức, văn nghệ sĩ và cả người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Do nhận thức chưa đầy đủ nên ngay cả người yêu văn hóa truyền thống cũng mặc chưa đúng, chưa đẹp. Hiện nay nhiều loại trang phục được cho là áo dài cách tân xa rời bản sắc văn hóa.
Bên cạnh đó, giá thành bán ra áo dài truyền thống còn cao, khó tiếp cận người mặc ở tầng lớp bình dân và đối tượng học sinh, sinh viên. Nguyên liệu may áo dài truyền thống còn chưa phù hợp về giá cả, phù hợp về khí hậu. Có nhiều loại nguyên liệu tốt thì giá thành lại cao. Đội ngũ cắt may áo dài vẫn còn quá ít, việc sử dụng kỹ thuật thủ công còn ở mức cao trong chuỗi sản xuất, còn hạn chế trong việc áp dụng công nghệ mới vào may, mặc…
Hội thảo được sự đóng góp ý kiến tích cực của các nhà nghiên cứu, nhà thiết kế, các nghệ nhân may áo dài, nghệ nhân các làng dệt ở Hà Đông, La Khê, Phùng Xá, Nha Xá…
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang
Tin khác
Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo
Văn hóa 10/11/2024 16:00
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống
Văn hóa 10/11/2024 15:18
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô
Văn hóa 09/11/2024 22:39
Phim lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội phát triển mới cho điện ảnh Việt Nam
Văn hóa 09/11/2024 19:29
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo
Văn hóa 07/11/2024 22:53
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi" - Tiểu thuyết về đại dịch cháy hàng sau 5 ngày ra mắt
Văn hóa 06/11/2024 16:11
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05