Bánh gio Đắc Sở, đậm hồn vị quê hương

Nghề làm bánh gio có truyền thống từ lâu đời ở xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội), theo đó cứ vào dịp Tết Nguyên đán, mọi gia đình trong xã đều cùng nhau làm bánh gio để cúng tổ tiên và thưởng thức.  
banh gio dac so dam hon vi que huong Hạ Mỗ - Hà Nội: Độc đáo tục làm bánh gio
banh gio dac so dam hon vi que huong Bánh gio, hương vị quê nơi thành thị

Theo người dân trong xã, bánh gio là loại bánh truyền thống được làm từ những sản vật nông nghiệp, điều đặc biệt làm nên thương hiệu cho loại bánh gio của làng là bởi vị thanh mát khác hẳn bánh ở những vùng miền khác.

banh gio dac so dam hon vi que huong
Để cho ra những chiếc bánh ngon phải trải qua nhiều công đoạn công phu và tỉ mỉ, mỗi công đoạn cần có độ chính xác nhất định (Ảnh: P.N)

Trước kia, nghề làm bánh gio bắt nguồn từ xã Đắc Sở, sau đó nghề được truyền sang các xã lân cận. Thời đó, hầu hết các hộ dân trong làng đều làm bánh để bán ra thị trường nhưng ngày nay làm bánh đem lại lợi nhuận thấp hơn làm nông nghiệp, trồng cây ăn quả bởi lẽ đó ở làng số hộ sản xuất bánh để bán còn lại rất ít.

Chia sẻ về cách làm loại bánh này, ông Nguyễn Huy Sơn (người sản xuất bánh với số lượng lớn cung cấp ra thị trường) cho biết, mặc dù cũng được làm từ gạo nếp nhưng bánh gio lại có cách làm hoàn toàn khác với các loại bánh hiện nay. Bánh được làm từ gạo nếp, sau đó đem ngâm với nước gio khi đủ thời gian thì được đem luộc.

banh gio dac so dam hon vi que huong
Với sự công phu, tỉ mỉ đó, tạo nên sự khác biệt rất riêng cho bánh gio Đắc Sở (Ảnh: P.N)

Với những công đoạn nghe tưởng chừng khá đơn giản nhưng để làm ra được chiếc bánh gio ngon đúng vị thì cần quá trình chuẩn bị, làm bánh khá công phu và tỉ mỉ, mỗi công đoạn cần có độ chính xác nhất định. Bắt đầu từ công đoạn tạo nước tro, ngâm rửa lá rong, ngâm gạo đến gói bánh và luộc bánh, nhưng quan trọng nhất là khâu làm nước tro và ngâm gạo.

Cứ vậy, ngâm gạo sao cho đủ quy định, thay nước như thế nào để khi luộc bánh không nát, cho ra những chiếc bánh dẻo thơm,... là những bí quyết được người làm bánh gio ở nơi đây gìn giữ từ bao đời. Gạo được chọn làm bánh là loại gạo nếp cái hoa vàng, không lẫn tẻ bởi lẽ nếu làm bánh chỉ lẫn chút ít gạo tẻ, bánh khi đó sẽ không còn vị dẻo thơm, ngon ngọt vốn có.

Theo những người dân trong làng, công đoạn quan trọng để tạo nên màu nâu vàng, phảng phất hương vôi, cùng với vị ngọt thơm mát đặc trưng của bánh là từ vỏ, quả thầu dầu, vỏ bưởi, cây vừng được đem đốt thành tro. Thứ tro ấy được người dân trộn đúng liều lượng với nước vôi theo tỷ lệ nhất định và sau đó gạo được ngâm trong loại nước này khoảng từ 5-7 giờ.

banh gio dac so dam hon vi que huong
Những chiếc bánh được gói cẩn thận trước khi đun 5-6 giờ (Ảnh: P.N)

Chẳng những vậy, lá dong được chọn là những lá tẻ tươi xanh, to bản và lành lặn, rửa sạch được đem luộc cho phai bớt mùi hăng rồi lau thật khô trước khi gói. Gạo để vào lòng chiếc lá phải gọn, đều, rồi quấn lá và bẻ mép ở hai đầu bánh cho thật khít, cân đối để chiếc bánh chín bóc ra vừa có độ thơm, dẻo và còn bắt mắt.

Bánh gio nơi đây được gói với nhiều hình dáng khác nhau như: hình vuông, hình trụ (giống bánh giò) hay gói dài (như bánh tẻ),… Điều đặc biệt, từ xưa người ta vẫn thường dùng mật mía để ăn kèm với bánh gio. Với vị ngọt nhẹ và thơm tự nhiên của mật mía hòa quyện cùng hương thơm, vị dẻo của gạo nếp đã tạo nên một hương vị đặc biệt và trở thành nỗi nhớ riêng của người dân Đắc Sở trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.

H. Nguyễn - P. Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động