Báo chí có vai trò quan trọng giúp hình thành văn hóa giao thông
Đảm an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5 | |
Trao giải cuộc thi “Vì an toàn giao thông Thủ đô” | |
Tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp |
PV: Thành công với loạt bài “Giải bài toán ATGT cho học sinh, sinh viên” và “Ẩn họa mất an toàn giao thông ở ngoại thành”, trên lăng kính của một nhà văn, nhà báo anh có nhận xét gì về tình hình giao thông ở Thủ đô hiện nay?
Nhà văn Nguyễn Văn Học: Gần 20 năm qua, tôi đã tham gia viết rất nhiều bài về vấn đề giao thông ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên tôi cho rằng giao thông hiện nay tồn tại nhiều vấn đề.
Thứ nhất là nề nếp chấp hành của người dân chưa cao. Việc chen lấn thường xuyên xảy ra. Thậm chí có một nghịch lý là, ở nhiều hoàn cảnh, nếu chấp hành giao thông thì sẽ bị coi là “hâm”, bị mắng chửi. Ô hay. Sao lại có chuyện lạ đời vậy? Bạn thử dừng đèn đỏ khi mà có rất nhiều người đứng sau muốn vượt đèn đỏ xem. Người tử tế sẽ nhờ bạn tránh ra, để anh ta vượt. Còn không, anh sẽ bị cằn nhằn, trừng mắt, văng tục. Nếu phản ứng lại là bị chửi, thậm chí bị đánh.
Nhà văn Nguyễn Văn Học giành Giải Nhì của cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô”. Ảnh: Đinh Luyện |
Thứ hai là hạ tầng cơ sở yếu, dân số tăng mạnh, hạ tầng cơ sở giao thông không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Đây là các nguyên nhân khách quan. Các cơ quan chức năng Thủ đô cũng đã tìm nhiều giải pháp từ hàng chục năm qua, nhưng vẫn chưa tìm ra được phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Tuy nhiên, theo tôi có lẽ, nguyên nhân cốt lõi nhất là do ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông còn hạn chế, chuẩn mực văn hóa khi tham gia giao thông còn quá nhiều vấn đề.
PV: Theo anh, việc hình thành nên văn hóa giao thông cần bắt đầu từ đâu?
Nhà văn Nguyễn Văn Học: Văn hóa là cái gốc của một xã hội văn minh, trong đó văn hóa giao thông đóng vai trò quan trọng để tạo ra môi trường xã hội phát triển.
Môi trường đó có an toàn, văn minh, nhân ái hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa. Của cải vật chất có nhiều đến mức nào đi nữa nhưng xã hội, con người ứng xử với nhau không có văn hóa thì cũng không thể xây dựng một xã hội văn minh được.
Xây dựng văn hóa giao thông không chỉ là xây dựng những văn bản khô cứng, đao to búa lớn, mà hãy bắt đầu bằng những thói quen nhỏ nhất. Là hãy chấp hành điều lệ giao thông, dừng lại khi gặp đèn đỏ, không vứt rác ra đường khi tham gia giao thông, không chen lấn, chậm lại một chút để nhường đường cho người khác, nói với nhau những lời dễ nghe khi lỡ va chạm… Để cho những thứ đẹp đẽ ấy lan tỏa, rất cần báo chí, truyền thông vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền nhiều hơn nữa.
PV: Nói như vậy, báo chí, truyền thông có vai trò rất quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn giao thông hiện nay. Anh có thể phân tích rõ hơn quan điểm này không?
Nhà văn Nguyễn Văn Học: Truyền thông và báo chí có tầm quan trọng vô cùng lớn với vấn đề bảo đảm an toàn giao thông. Đồng thời còn quan trọng với nhiều vấn đề đời sống khác.
Giao thông cũng quan trọng như cơm ăn, nước uống hằng ngày. Vai trò của báo chí là nêu cao tinh thần xung kích, tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị của cơ quan chức năng trong vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng, tuyên truyền chấp hành luật giao thông, phân tích đánh giá những chính sách chưa hợp lý, phát hiện những lỗ hổng trong quản lý vận hành giao thông, nêu các gương người tốt việc tốt trong lĩnh vực an toàn giao thông.
Qua các kênh của truyền thông, báo chí mà người dân biết và hiểu hơn về an toàn giao thông cũng như dần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm an toàn giao thông. Cũng qua truyền thông, báo chí, văn hóa giao thông, việc chấp hành luật pháp về giao thông cũng được tốt hơn.
Xin trân trọng cám ơn anh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21