Bảo đảm tốt nhất chế độ, chính sách cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân sự hy sinh, sự nỗ lực, tận tâm của lực lượng tuyến đầu chống dịch |
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa làm việc với Thường trực Ủy ban Xã hội và một số cơ quan liên quan, xem xét việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19.
Trước đó, ngày 17/11/2021, Chính phủ đã có Tờ trình số 521/TTr-CP đề nghị UBTVQH ban hành Nghị quyết cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thống nhất sự cần thiết ban hành Nghị quyết. |
Dự thảo Nghị quyết có 6 chính sách lớn quy định về: Nhân lực tham gia tiêm chủng, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị người nhiễm Covid-19; thanh toán chi phí tiêm chủng, xét nghiệm, khám bệnh, chữa bệnh Covid-19; khám bệnh, chữa bệnh từ xa; thuốc, nguyên liệu làm thuốc; bình ổn giá trang thiết bị y tế; chính sách tiền lương, tiền công, phụ cấp và chế độ chính sách đối với người được điều động tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí sự cần thiết ban hành Nghị quyết để Chính phủ ban hành và triển khai thực hiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần của Kết luận số 20 của Ban Chấp hành Trung ương và các Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị các cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù cần được xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng do có đối tượng tác động lớn, phạm vi thực hiện không chỉ đối với hệ thống y tế mà cả ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, Tờ trình cũng chưa làm rõ tính cấp bách để được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 30/2021/QH15, một số chính sách được trình để giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong thời gian trước, một số chính sách được trình để thực hiện lâu dài và dự kiến sẽ được bổ sung, điều chỉnh khi sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị các cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù cần được xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng. |
Theo Tờ trình của Chính phủ, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 còn gặp khó khăn trong việc bóc tách chi phí để thanh toán theo các nguồn. Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ làm rõ các loại hình cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 và xác định cụ thể việc bảo đảm kinh phí vận hành, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho người nhiễm Covid-19 cho từng hình thức cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 để làm cơ sở cho việc thanh toán các chi phí từ nguồn ngân sách Nhà nước một cách rõ ràng, tránh chi trùng.
Về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người nhiễm Covid-19, Thường trực Ủy ban thống nhất với Tờ trình của Chính phủ về việc thực hiện thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng và mức giá mua vào theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, Chính phủ cần tổng kết các chi phí khám chữa bệnh Covid-19 thời gian qua, làm rõ mức trích từ quỹ bảo hiểm y tế để bảo đảm an toàn quỹ cũng như đảm bảo tính minh bạch, khả thi.
Cơ bản nhất trí việc cần có giải pháp thanh toán các chi phí trong tiêm chủng, xét nghiệm, khám chữa bệnh khi huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia, tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Xã hội cũng đề nghị cần làm rõ “mức giá cao nhất” áp dụng tại cơ sở y tế tư nhân là giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hay giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu. Bên cạnh đó, để khuyến khích, tạo động lực cho cơ sở y tế tư nhân tham gia thì Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu cơ chế thanh toán các chi phí thực hiện công tác phòng, chống và điều trị Covid-19 để vừa đảm bảo cân đối bù đắp chi phí vận hành của cơ sở tư nhân vừa phù hợp khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước.
Toàn cảnh buổi làm việc |
Qua xem xét cụ thể từng chính sách và quan điểm của đại diện Chính phủ, cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan liên quan tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thống nhất sự cần thiết ban hành Nghị quyết. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết này chỉ tập trung quy định các cơ chế chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù về phòng, chống dịch Covid-19 khác với quy định của luật, hoặc chưa được luật hiện hành quy định.
Cho rằng, một số chính sách Chính phủ đề xuất là cần thiết nhưng Chủ tịch Quốc hội khẳng định quan điểm nếu không thuộc phạm vi ủy quyền tại Nghị quyết 30 của Quốc hội thì không thể đưa vào Nghị quyết của UBTVQH. Đơn cử như chính sách về khám, chữa bệnh từ xa không liên quan đến dịch bệnh Covid-19 cần được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, thấu đáo khi sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh; về bình ổn giá trang thiết bị y tế, chỉ nên đưa vào danh mục những loại thực sự cấp bách, đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng, nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao…
Về chính sách tiền lương, tiền công, phụ cấp và chế độ chính sách với người được điều động tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, cần bảo đảm tốt nhất chế độ, chính sách để bù đắp phần nào những đóng góp, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ, lực lượng y tế và các lực lượng khác trên tuyến đầu chống dịch.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ cần rà soát lại toàn bộ các cơ chế, chính sách được nêu trong dự thảo Nghị quyết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu cả về kỹ thuật văn bản, các thuật ngữ chuyên môn và nội dung chính sách nhằm bảo đảm đúng tinh thần, phạm vi mà Quốc hội đã ủy quyền cho UBTVQH tại Nghị quyết số 30/2021/QH15.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban Xã hội, các cơ quan của Quốc hội, UBTVQH và Chính phủ tiếp tục hoàn thiện Tờ trình, báo cáo thẩm tra, tổ chức lấy ý kiến, đánh giá tác động dự thảo Nghị quyết để báo cáo UBTVQH.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31