Bảo hiểm xã hội phải thực sự trở thành trụ cột
Nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 có diễn biến đặc biệt phức tạp, đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, trong đó có việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Song, vượt qua những khó khăn, toàn ngành Bảo hiểm xã hội đã nỗ lực, chủ động và linh hoạt các giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, đến ngày 31/5/2021, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội trên toàn quốc là trên 16,17 triệu người (đạt 32,49% lực lượng lao động), đạt 91,3% kế hoạch ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt ra, tăng trên 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm 2020, nhưng vẫn giảm 38.941 người so với hết năm 2020.
Cán bộ Bảo hiểm xã hội tham gia phát triển đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện, hoàn thành chỉ tiêu được giao. |
Riêng số tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là trên 15 triệu người, giảm 25.811 người so với cuối năm 2020, bảo hiểm xã hội tự nguyện là trên 1,12 triệu người, giảm 13.060 người; số tham gia bảo hiểm thất nghiệp là trên 13,3 triệu người (đạt 26,73% lực lượng lao động) đạt 93,51% kế hoạch, giảm 20.737 người. Riêng bảo hiểm y tế có sự tăng trưởng hơn so với cùng kỳ và cuối năm 2020, với trên 87,77 triệu người tham gia, đạt tỷ lệ bao phủ 89,9% dân số, đạt 97,6% kế hoạch, tăng thêm 246.185 người.
Theo đánh giá của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 với tốc độ lây lan nhanh trong các Khu công nghiệp lớn tại một số tỉnh, thành phố đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, một phần là do vướng mắc về cơ chế, chính sách (việc xử lý đối với đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền). Bên cạnh đó, nhiều nhóm người tham gia cũng có sự biến động về tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế khi một số chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho đối tượng chính sách (người dân tộc thiểu số, người sinh sống vùng bãi ngang...) được rà soát lại, có khoảng “chờ” chính sách mới được ban hành... Chính vì vậy, những kết quả đạt được của ngành Bảo hiểm xã hội trong 5 tháng đầu năm cho thấy nỗ lực rất lớn của toàn ngành trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ
Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn kịp thời triển khai các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và diễn biến của dịch bệnh.
Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp và người lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ phương án tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, doanh nghiệp được tạm dừng đóng khi giảm từ 10% số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên (tại thời điểm nộp hồ sơ so với thời điểm tháng 4/2021), đã đóng đủ bảo hiểm xã hội đến hết tháng 4/2021 và hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực: Vận tải (hàng không, đường bộ, đường thủy); khách sạn, nhà hàng; du lịch; giáo dục, văn hóa, thể thao hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp, hoặc khu làm việc tập trung bị cách ly, phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Các trường hợp còn lại tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, đó là giảm từ 20% số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ so với thời điểm tháng 4/2021, đã đóng đủ bảo hiểm xã hội đến hết tháng 4/2021.
Cùng với việc cho tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đề xuất chính sách hỗ trợ người lao động thực hiện cách ly y tế từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, hỗ trợ người lao động thuộc diện F1, F2 phải cách ly theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, với mức hỗ trợ 80.000 đồng/người/ngày (bằng mức tiền ăn trong thời gian cách ly theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ); thời gian áp dụng từ 1/6 đến hết 31/12/2021.
Đặc biệt, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả cho người lao động theo phương thức do người lao động lựa chọn (chi trả bằng tiền mặt hoặc chi trả qua tài khoản cá nhân). Trường hợp trong thời gian cách ly, người lao động chưa cung cấp đủ thông tin để xác nhận hưởng hỗ trợ thì có thể hoàn thiện cung cấp thông tin sau khi cách ly để hưởng chính sách hỗ trợ.
Theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu, trong bối cảnh nước ta tiếp tục chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp bị phá sản, thu nhập của người dân, người lao động giảm… Vì vậỵ, để bảo hiểm xã hội thực sự trở thành một trụ cột của hệ thống an sinh xã hội và thực hiện được mục tiêu mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, thời gian tới, ngành Bảo hiểm xã hội cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách để bảo hiểm xã hội thật sự trở thành lưới an sinh bao phủ toàn dân.
Muốn vậy, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm góp phần hiện thực hóa lộ trình bảo hiểm xã hội toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó tập trung thực hiện 3 nhóm giải pháp chủ yếu.
Một là, tiếp tục đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ thể: Giảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu xuống còn 15 năm, tiến tới xuống còn 10 năm; tăng mức hỗ trợ từ Nhà nước cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; bổ sung chế độ, chính sách ngắn hạn, linh hoạt (như chế độ ốm đau, thai sản…) nhằm tăng tính hấp dẫn cho chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Hai là, tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành; các cơ quan thông tấn, báo chí; cấp ủy, chính quyền các cấp… đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách (chú trọng đa dạng hóa các hình thức truyền thông) nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và người dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cải cách thủ tục hành chính; thường xuyên thanh, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chấn chỉnh, xử lý kịp thời sai phạm; nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người tham gia và người thụ hưởng ngày càng tốt hơn, góp phần xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23