Bảo tồn, nâng tầm giá trị làng lụa Vạn Phúc
Kỳ cuối: Cần hướng đi mang tính tầm nhìn “Giữ lửa nghề” đồ chơi truyền thống Còn đó dấu tích của “Thành xưa, Phố cũ” |
Ngời sáng làng cách mạng ven đô
Nằm bên dòng sông Nhuệ hiền hòa, phường Vạn Phúc không những nổi tiếng với nghề dệt lụa cổ truyền mà còn là địa chỉ đỏ của cách mạng Việt Nam. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng và hôm nay, làng cách mạng đang vững bước trong tiến trình phát triển với vai trò một điểm du lịch hấp dẫn của Hà Nội. Cảnh vật tươi sắc với nhiều đổi thay nhưng niềm tự hào về ngôi làng cách mạng ven đô trong lòng người dân nơi đây vẫn còn nguyên vẹn.
![]() |
Đền thờ Bác Hồ tại làng lụa Vạn Phúc, người dân địa phương và khách du lịch đến thắp hương tỏ lòng thành kính đối với Người. |
Khi xưa, nhiều gia đình trong làng từng là nơi ở và làm việc của cán bộ cách mạng. Tiêu biểu như nhà cụ Nguyễn Văn Chắt từng là nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh khi đồng chí về công tác tại Vạn Phúc vào tháng 7/1940, cũng là nơi nuôi dưỡng và bảo vệ an toàn cho đồng chí Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh, Lê Liên…
Gia đình cụ Nguyễn Quang Oánh không chỉ là nơi sinh hoạt của đồng chí Nguyễn Văn Cừ vào mùa thu năm 1939, trước khi đồng chí vào Nam dự Hội nghị Trung Ương lần thứ 6 mà còn là điểm Xứ ủy Bắc kỳ mở hội nghị cán bộ, do đồng chí Hoàng Văn Thụ chủ trì. Nhà cụ Ba Niệm là nơi nuôi giấu và bảo vệ an toàn cho đồng chí cán bộ cách mạng Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn… và là nơi đặt trụ sở in báo Cứu quốc do đồng chí Nguyễn Xuân Thủy phụ trách…
Đặc biệt, Vạn Phúc còn vinh dự được đón Bác Hồ về ở và làm việc cuối năm 1946 tại nhà cụ Nguyễn Văn Dương. Tại đây, Bác Hồ đã viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” hiệu triệu toàn dân tộc đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp.
![]() |
Các sản phẩm được bày bán ngày càng đa dạng hơn tại làng lụa. |
Cho tới ngày nay, căn nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Dương vẫn được gìn giữ, những vật dụng Bác dùng năm xưa như chiếc giường, bàn làm việc, bàn tiếp khách, đôi tạ tay... đã trở thành những kỷ vật được lưu giữ cẩn thận.
Ghé thăm căn nhà, bước qua cánh cổng, đi vào sân là một cảm giác yên bình, lòng rất đỗi nhẹ nhõm, những nhành dâm bụt đang đâm chồi, nở hoa, những gốc hồng vừa được cắt tỉa để chuẩn bị bung những cánh hoa mới.
Ngôi nhà gồm hai tầng, khi xưa, tầng hai được gia đình ông Dương dành cho Bác ở và làm việc từ ngày 3 đến 19 tháng 12/1946. Trải qua thời gian, ngôi nhà hiện giờ đã được sửa sang lại đôi chút nhưng vẫn không làm phai mất nét xưa, vẫn còn đây những kỷ vật thân thương về Bác.
Khẳng định bản sắc riêng nghề dệt lụa truyền thống
Không chỉ là làng cách mạng, Vạn Phúc còn có nghề dệt lụa từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Có những thời điểm, lụa Vạn Phúc rơi vào cảnh thăng trầm, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Song những năm trở lại đây, làng lụa Vạn Phúc đã có thị trường mạnh mẽ, thu hút rất đông khách du lịch tới tham quan, mua sắm. Có được điều này chính là nhờ chính quyền và nhân dân trên địa bàn đã chủ động đổi mới cách làm.
![]() |
Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân những tấm vải lụa Vạn Phúc mang nét đẹp riêng biệt. |
Hiện làng lụa Vạn Phúc có khoảng 300 hộ dệt, kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Để phục vụ khách du lịch, các gian hàng trong khu phố Lụa được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. Các gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm mới, các mẫu thiết kế thời trang, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ lụa đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
Không chỉ tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh mà làng lụa Vạn Phúc còn gắn kết với du lịch, dịch vụ. Ngày nay, ngoài việc kinh doanh các sản phẩm làm từ lụa, các cơ sở sản xuất còn kết hợp mô hình cho du khách tới tham quan, trải nghiệm quy trình làm ra sản phẩm, giúp khách hàng thấy được giá trị chất lượng của sản phẩm lụa nơi đây để yên tâm lựa chọn mua sắm.
Đặc biệt nhận thức rõ về việc nếu không duy trì được nét độc đáo và sự khác biệt riêng của lụa Vạn Phúc sẽ khiến làng nghề bị mai một, các nghệ nhân của làng đã dần khôi phục cách dệt truyền thống, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu tại những thị trường quốc tế.
Bà Nguyễn Thị Huệ, người đã có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với nghề dệt lụa cho biết: “Thương hiệu lụa của làng nổi tiếng bởi chất liệu từ 100% sợi tơ tự nhiên vừa óng ánh, vừa mềm mại, khác xa các sản phẩm khác trên thị trường. Trải qua bao thăng trầm đổi thay, ngày nay làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị cổ truyền trên từng tấm lụa. Lụa Vạn Phúc ngày nay được biến tấu trở nên đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, cùng với những tên gọi khác nhau”.
![]() |
Tuyến phố Lụa được sắp xếp tạo một không gian du lịch xanh, sạch, đẹp, thân thiện cho du khách. |
Đặc biệt để phát triển du lịch bền vững, quảng bá sản phẩm, phường Vạn Phúc đã xây dựng các tuyến phố Lụa kết hợp với các ngành nghề phụ trợ để phục vụ khách du lịch như: Khu phố ẩm thực, phố sinh vật cảnh, trung tâm giao lưu văn hóa đồ cổ, phát triển loại hình lưu trú, mua sắm. Ngoài ra, nơi đây đã thành lập Hợp tác xã Vụn Art, mang lại thu nhập cho người khuyết tật bằng việc sử dụng các vải lụa vụn để ghép tranh lụa xuất khẩu ra nước ngoài.
Để quảng bá nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến du lịch làng nghề, Tuần lễ Văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc có chủ đề: Vạn Phúc - Sắc màu hội nhập diễn ra từ 26/10 đến 2/11. Tuần lễ sẽ góp phần khơi dậy niềm tự hào quê hương, quảng bá nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc cũng như thúc đẩy xúc tiến thương mại - du lịch làng nghề, nâng cao vị thế, hình ảnh làng nghề đến đông đảo người dân Thủ đô cũng như du khách trong nước, quốc tế.
"Người dân Vạn Phúc chúng tôi luôn tự hào với những nét đẹp truyền thống của địa phương. Mỗi người dân nơi đây đều ý thức rõ trách nhiệm phải gìn giữ, kế thừa truyền thống của làng và đưa Vạn Phúc trở thành phường phát triển vững mạnh trong tiến trình hội nhập”, ông Nguyễn Tất Thanh (phường Vạn Phúc) chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Thắp lửa thi đua trong lao động sản xuất từ phong trào “Công nhân giỏi”

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Tin khác

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học
Văn hóa 15/05/2025 19:05

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc
Văn hóa 15/05/2025 19:02

Số ca mắc Covid-19 tại Thái Lan gia tăng, Việt Nam chủ động các biện pháp ứng phó
Y tế 15/05/2025 18:11

Quy định toàn diện, định hướng rõ ràng về hướng nghiệp, phân luồng
Giáo dục 15/05/2025 15:38

Công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo
Giáo dục 15/05/2025 13:50

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh
Chuyển đổi số 15/05/2025 12:44

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc
Văn hóa 15/05/2025 11:00

Dứa dại và những ngày xanh
Cộng đồng 15/05/2025 09:50

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác
Xã hội 14/05/2025 20:20

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?
Giáo dục 14/05/2025 20:10