Bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống: Nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Theo thống kê, tại khu vực nội thành Hà Nội gồm 12 quận có 221 lễ hội truyền thống. Trong đó, 9/19 lễ hội truyền thống trên địa bàn Hà Nội được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở các lễ hội cổ truyền là nguồn lực quan trọng để phát triển công nghiệp văn hóa.
Bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội truyền thống khu vực nội thành Hà Nội Khai thác hiệu quả lễ hội gắn với phát triển kinh tế Thủ đô

Ít ai biết, bên cạnh sự phát triển trong nhịp sống hiện đại thì vẫn còn tồn tại những làng trong phố với nhiều lớp trầm tích văn hóa của cư dân xưa. Trong đó, Thập Tam Trại là tên gọi dân gian để chỉ vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Thập Tam Trại bao gồm 14 trại, trong đó có 13 trại thuộc quận Ba Đình: Thủ Lệ, Vạn Phúc, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Cống Vị, Cống Yên, Vĩnh Phúc, Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên, Giảng Võ và trại Hào Nam (quận Đống Đa). Khu làng này có nguồn gốc từ cựu quán Lệ Mật theo Đức thánh Hoàng Phúc Trung di cư sang phía Tây kinh thành Thăng Long để khai khẩn và sinh sống. Trước đây, Lễ hội Thập Tam Trại có thể nói là một lễ hội lớn trong khu vực nội thành Hà Nội, thu hút cư dân của 13 làng trại, là sự giao chạ khăng khít và lâu đời vào bậc nhất của Hà Nội nói riêng và Đồng bằng Bắc bộ nói chung. Tuy nhiên, sau năm 1945, Lễ hội này dần bị mai một.

Bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống: Nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa
Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Thập tam trại năm 2023.

Ông Trần Sơn Trà, Phó ban Quản lý di tích lịch sử đền Núi Sưa cho biết: “Có rất nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc biểu trưng cho tập quán canh tác nông nghiệp xưa của từng làng một trong Thập Tam Trại được thể hiện trong lễ hội ví dụ như gánh hoa của làng Ngọc Hà. Nhưng tiếc thay, Lễ hội đã bị mai một sau năm 1945 do nhiều lý do. Ngoài ra, đình hàng tổng và đình các làng đã bị lấn chiếm, xuống cấp theo thời gian. Lối vào đình hàng tổng bị thu hẹp không đủ không gian rước phách”.

Theo ông Trần Sơn Trà, việc phục dựng lại một lễ hội đã thất truyền gần 70 năm cũng gây nhiều khó khăn, có thể kể đến như: Tư liệu về nội dung và hình thức lễ hội rất hạn hẹp. Ký ức của các cố lão địa phương bị hạn chế do các cụ đã cao tuổi. Không gian tổ chức Lễ hội cũng không đáp ứng được cho việc phục dựng lại Lễ hội. Việc biến động dân cư diễn ra thường xuyên nên rất khó cho việc kêu gọi tổ chức và có trách nhiệm với làng xã. Một số ban quản lý di tích chưa ý thức được tầm quan trọng của lễ hội…

Trước những khó khăn trên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo quận Ba Đình và sự quyết tâm cao của các làng, Ban Tổ chức đã khắc phục dần những khó khăn cùng nhau ngồi lại để bàn bạc và xây dựng chương trình Lễ hội. Mỗi một làng là một tiểu Ban Tổ chức cùng sốt sắng vận động cán bộ nhân dân vào cuộc trong các nghi lễ, các hoạt động. Thống nhất địa điểm tổ chức lễ rước về địa điểm mới là đền Núi Sưa để đảm bảo không gian rộng rãi thu hút được số đông người tham gia.

Sau hơn 70 năm, Lễ hội được thực hiện trở lại với đầy đủ ý nghĩa và giá trị ban đầu. Các nghi lễ như cáo Yết Thành hoàng, nghênh rước các thành hoàng các làng về Bách Thảo, cúng đại kỳ phúc và tế hội đồng được thực hiện đầy đủ. Việc thực hiện nghi lễ rước chư vị Thành hoàng trang nghiêm thành kính và xúc động. Bên cạnh các lễ nghi, phần hội cũng thu hút sự quan tâm của nhân dân. Kết quả bước đầu phục dựng Lễ hội Thập Tam Trại năm 2023 rất khả quan làm tiền đề cho các lễ hội sau đó thành công hơn và đi vào nề nếp. Qua đó, dư luận nhân dân đánh giá cao đồng thời hào hứng chuẩn bị cho lễ hội những năm sau.

Có thể thấy, lễ hội không chỉ là hoạt động gìn giữ văn hoá truyền thống, giáo dục tinh thần yêu nước và giáo dục lịch sử mà còn là dịp và cơ hội để tăng thêm tình đoàn kết và gắn bó giữa các cư dân đô thị với nhau; trong đó, có thành phần cư dân gốc và cư dân từ các tỉnh thành về quần cư. Lễ hội còn là dịp để giới thiệu văn hoá truyền thống của Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua khách du lịch và các kênh truyền thông. Việc phục hồi gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội truyền thống nói chung và Lễ hội Thập Tam Trại nói riêng rất thiết thực và ý nghĩa.

TS. Đinh Việt Hà, Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận định: Các lễ hội trên địa bàn nội thành Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội, làm cho con người càng thêm yêu mến và gắn bó với mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Các lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm nếu được khai thác tốt, giá trị của chúng sẽ trở thành những nguồn vốn để chúng ta có thể sử dụng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt các ngành công nghiệp văn hóa. Các lễ hội được tổ chức thường xuyên sẽ tạo ra không gian cho những hoạt động giao lưu về văn hóa, tạo cơ hội cho các sản phẩm thủ công mĩ nghệ, sản phẩm thiết kế sáng tạo được trưng bày, giới thiệu đến đông đảo người dân và du khách.

Ngoài ra, lễ hội cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, góp phần quảng bá về văn hóa truyền thống dân tộc, giới thiệu về hình ảnh đất nước và con người Hà Nội, kêu gọi sự đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong văn hóa. Những hình ảnh, trang phục, tiết mục của lễ hội nếu được khai thác và vận dụng sáng tạo sẽ trở thành những chất liệu quan trọng và dồi dào cho các ngành công nghiệp văn hóa như thủ công mĩ nghệ, thiết kế, phim ảnh, âm nhạc, nhiếp ảnh, thời trang và đặc biệt là du lịch. Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội không chỉ góp phần bảo vệ di sản truyền thống, mà còn tạo thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người thầy mang quân hàm xanh

Người thầy mang quân hàm xanh

(LĐTĐ) Gần 20 năm qua, câu chuyện về Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng, Đồn biên phòng Cầu Bóng (Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa) không chỉ là người lính có nhiệm vụ ngày, đêm bám chốt địa bàn, mà anh còn trở thành thầy giáo dạy học tình thương cho trẻ em nghèo nơi đóng quân khiến nhiều người xúc động.
Ấn tượng không gian văn hóa Tây Bắc tại Thủ đô

Ấn tượng không gian văn hóa Tây Bắc tại Thủ đô

(LĐTĐ) Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" đem đến một trải nghiệm đa giác quan cho công chúng với loại hình nghệ thuật chính là nhiếp ảnh in trên giấy dó truyền thống được sắp đặt, bài trí kết hợp với các đạo cụ, hiện vật đặc trưng của Tây Bắc, Việt Nam. Triển lãm được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn tại vùng đất này.
Đưa hàng Việt vươn xa trong kỷ nguyên số

Đưa hàng Việt vươn xa trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Từ một ngành non trẻ, trong một thời gian ngắn thương mại điện tử đã trở thành “trợ thủ” dẫn dắt nền kinh tế số theo đúng định hướng. Thậm chí, đây còn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng, Nhà nước đã đề ra và từng bước hiện thực hóa khát vọng hội nhập kinh tế quốc tế, đưa giấc mơ hàng Việt vươn xa toàn cầu.
Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc

Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc

(LĐTĐ) Trường học hạnh phúc là ngôi trường mơ ước mà ở đó chỉ có niềm vui thầy trò, bạn bè dành cho nhau. Thời gian qua, bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, làm thế nào để tạo dựng Trường học hạnh phúc được ngành Giáo dục hết sức chú trọng.
Quỹ thời gian

Quỹ thời gian

(LĐTĐ) Đã bao giờ bạn nghĩ về quỹ thời gian của đời người? Quỹ thời gian rất công bằng. Mỗi người đều được hưởng 24 giờ như nhau. Nhưng, sử dụng thời gian như thế nào tùy thuộc vào mỗi người.
Nhận định MU vs Bodo Glimt: Quỷ đỏ sẽ  giành chiến thắng

Nhận định MU vs Bodo Glimt: Quỷ đỏ sẽ giành chiến thắng

(LĐTĐ) Nhận định MU vs Bodo Glimt nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, đây là cơ hội để Quỷ đỏ giành chiến thắng đầu tiên dưới thời Ruben Amorim.
Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.

Tin khác

Ấn tượng không gian văn hóa Tây Bắc tại Thủ đô

Ấn tượng không gian văn hóa Tây Bắc tại Thủ đô

(LĐTĐ) Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" đem đến một trải nghiệm đa giác quan cho công chúng với loại hình nghệ thuật chính là nhiếp ảnh in trên giấy dó truyền thống được sắp đặt, bài trí kết hợp với các đạo cụ, hiện vật đặc trưng của Tây Bắc, Việt Nam. Triển lãm được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn tại vùng đất này.
Bay cao con nhé!

Bay cao con nhé!

(LĐTĐ) Những ngày cuối cấp ba, con hẳn đang sống trong những cảm xúc đan xen - vừa hồi hộp vừa háo hức, vừa vui sướng nhưng cũng có chút lo âu. Nhìn con, bố thấy cả một chặng đường dài con đã đi qua, từ những bước chân nhỏ bé chập chững đầu tiên đến giờ đây, khi con chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời - đại học. Bố không chỉ tự hào về con mà còn muốn ôm chặt con trong vòng tay, nhắn nhủ con vài lời trước khi con vươn cánh bay cao.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Khói bếp chiều đông

Khói bếp chiều đông

(LĐTĐ) Chiều đông. Gió lạnh tràn về, xuyên qua từng tán lá, len lỏi qua khung cửa sổ cũ kỹ, và lùa vào lòng người những cơn gió buốt thấu. Trong cái lạnh se sắt và khắc nghiệt ấy, có một thứ ấm áp luôn len lỏi, sưởi ấm lòng tôi: khói bếp.
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa chính thức công bố thông tin chi tiết về Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024. Với chủ đề ấn tượng "Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội không chỉ là nơi hội tụ của tinh hoa ẩm thực mà còn là cầu nối văn hóa đặc sắc giữa Thủ đô với bạn bè quốc tế.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Xem thêm
Phiên bản di động