Bảo vệ giá trị nghệ thuật thêu truyền thống

Mấy năm gần đây, những cuộc triển lãm nghệ thuật tranh liên tục diễn ra với đa chủ đề, đa dạng, đa sắc từ trong nước và nhiều quốc gia tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, thế nhưng tranh thêu tay truyền thống thì hầu như không có cuộc triển lãm nào. Phải chăng sản phẩm truyền thống gắn liền với sự tích về vị quan Lê Công Hành với nghề “kim chỉ” đã bị “lép vế” dưới các loại hình nghệ thuật trang trí hiện đại khác?
tin nhap 20171006092721 Đặt hàng đào tạo một số ngành văn hóa nghệ thuật đặc thù
tin nhap 20171006092721 Khai trương hoạt động tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội
tin nhap 20171006092721 Khi chèo thu hút giới trẻ
tin nhap 20171006092721 Áo dài truyền thống thăng hoa cùng thư pháp

Làng nghề tranh thêu vắng bóng

Nghệ thuật thêu tay của Việt Nam đã tồn tại ở nước ta hàng thế kỷ nay, tạo nên một sắc thái văn hóa trong dòng chảy chung của dân tộc, khi tác phẩm nghệ thuật đến với người yêu tranh thì ngay cả bạn bè quốc tế cũng đánh giá cao. Song theo thời gian, trước những biến động của xã hội, nghệ thuật thêu tay hiện nay đang thiếu động lực để tiếp tục thăng hoa.

Đặt chân đến với những làng nghề nổi tiếng như làng Quất Động, Nguyên Bì, Thắng Lợi, Đào Xá, Thượng Lâm, An Xá, Vũ Lăng, Hướng Dương … đều thấy vắng bóng những tổ hợp sản xuất tranh thêu tay như trước. Bà Nguyễn Thị Mai, một nghệ nhân thêu ở làng Nguyên Bì cho biết, ngày xưa chỉ có tranh thêu tay cho nên người mua có thể so sánh được giá trị của các bức tranh với cùng dòng tranh, nhưng nay nhiều tranh ngoại nhập, người mua cũng bị lẫn lộn không biết thế nào là hàng xấu, hàng đẹp, rồi so sánh giá cả khiến cho tranh thêu tay khó bán bởi giá thành bao giờ cũng cao hơn.

tin nhap 20171006092721
Thạc sỹ mỹ thuật Trần Gia Huy trực tiếp chỉ đạo thợ tại xưởng thêu của Thêu Việt để cho ra những bức tranh đạt tiêu chuẩn nghệ thuật cao.

Bà Hoàng Minh Gái, một thợ thêu ở làng Quất Động nuối tiếc: “Từ ngày có tranh thêu ngoại nhập, thêu chữ thập, thêu vi tính giá rẻ, tranh gắn dá, tranh gắn lụa.. giá thành chỉ bằng nửa tranh thêu tay cho nên tranh thêu không thể bán được. Mấy năm gần đây, nghe chừng nghề thêu đang được khôi phục trở lại, một số người làm nghệ thuật về làng nghề Quất Động tìm nghệ nhân nhưng hầu như chẳng còn mấy người. Lớp nghệ nhân lành nghề giờ cũng chừng 50-60 tuổi, dẫu có nặng lòng với nghề cũng không còn đủ sức khỏe mà thêu nữa. Còn lớp thanh niên thì thích làm việc khác với mức lương khá hơn nên cũng chẳng còn mặn mà.”.

Gian nan con đường duy trì nghệ thuật truyền thống

Qua khảo sát thị trường tranh thêu tại Hà Nội thì hiện nay chỉ còn có vài đơn vị còn bám trụ với dòng tranh nghệ thuật truyền thống như XQ (xuất xứ Đà Lạt), Thêu Việt, Xuân Nguyên…Đảo qua vài cửa hàng trưng bày của XQ hoặc Thêu Việt mới thấy rõ giá trị nghệ thuật của tranh thêu tay truyền thống, tuy nhiên để sở hữu được một bức tranh có giá trị nghệ thuật cao như những thương hiệu này cung cấp thì phải chấp nhận một giá khá đắt từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng một bức. Có bức được đề giá lên đến tỷ rưỡi.

Năm 2014, TP Hà Nội đã có Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề TP Hà Nội, áp dụng trong việc khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Mới đây, UBND TP Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND về hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề TP Hà Nội năm 2017. Theo đó, Thành phố sẽ hỗ trợ phát triển các sản phẩm làng nghề thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển, huy động nhiều nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp làng nghề, trong đó các làng nghề thêu truyền thống cũng được chú trọng khôi phục.

Thạc sỹ Mỹ thuật Trần Gia Huy (Tổng Giám đốc Thêu Việt) cho biết, để níu giữ nghề truyền thống và nâng tầm nghệ thuật của dòng tranh thêu tay đòi hỏi người chủ nhân phải kiên trì và cần có nguồn vốn đầu tư lâu dài, bởi hiện nay các làng nghề truyền thống làm tranh thêu đã mai một, không còn nhiều nghệ nhân có thể làm đúng, làm chuẩn các sản phẩm tranh thêu. Hơn nữa, với sự cạnh tranh khốc liệt của các dòng tranh khác cả về mẫu mã và giá cả, tranh thêu tay mang tầm nghệ thuật rất kén người mua.

Theo Thạc sỹ Huy các thương hiệu tranh thêu tay không chỉ là “bán tranh” mà “bán giá trị nghệ thuật” của tranh, cho nên người mua tranh phải thực sự hiểu về nghệ thuật chơi tranh thì mới đánh giá được hết giá trị của bức tranh nghệ thuật. Hiện nay sản phẩm tranh thêu cũng chỉ bán chủ yếu cho khách ngoại giao đi công du tại Việt Nam qua các kênh của chính phủ hoặc bán cho các cơ quan, khách sạn lớn. Thỉnh thoảng cũng có khách hàng mua để trang trí biệt thự, bởi giá trị tranh khá lớn nên những người có thu nhập thấp hoặc vừa rất khó lựa chọn được một bức tranh ưng ý với giá tiền bình dân.

Khó khăn nữa là hiện tay số nghệ nhân làm tranh thêu tay ở các làng nghề nội ngoại thành Hà Nội chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, việc đào tạo những nghệ nhân mới không đủ cung để sản xuất tranh thêu nên số lượng bán ra cũng không nhiều. Để duy trì được nghệ thuật truyền thống này, những người đam mê phải lựa chọn những nghệ nhân lành nghề từ nhiều làng nghề khác nhau để tập trung lại thành xưởng thêu ngay giữa lòng Hà Nội. Điều đó cho thấy một số ít những người làm nghệ thuật còn tha thiết với những giá trị truyền thống của nghề thêu.

“Hy vọng trong thời gian tới, nhà nước sẽ tạo điều kiện hơn cho việc quảng bá, triển lãm, duy trì phát triển dòng tranh thêu tay truyền thống này để các làng nghề có đất sống, nghệ thuật tranh thêu tay được nhanh chóng khôi phục và thăng hoa”. Ông Huy chia sẻ.

Những người kinh doanh nghệ thuật thêu truyền thống đều hy vọng sắp tới tranh thêu tay có thể “đàn áp” các dòng tranh khác và hiện hữu trong khắp các ngôi nhà của người Việt. Tuy nhiên, điều đó cũng còn phụ thuộc nhiều vào các làng nghề truyền thống đang cố gắng hồi phục ở Thủ đô.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cư dân chung cư được trải nghiệm thực hành về phòng cháy chữa cháy

Cư dân chung cư được trải nghiệm thực hành về phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Công an huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC); trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tại khu đô thị Tân Tây Đô.
Hà Đông: Chỉ đạo thành công Đại hội thành lập Công đoàn Công ty Doza Illumination

Hà Đông: Chỉ đạo thành công Đại hội thành lập Công đoàn Công ty Doza Illumination

(LĐTĐ) Sáng ngày 21/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng, kỹ thuật và Thương mại dịch vụ Doza Illumination (Doza Illumination) Khóa I, nhiệm kỳ 2024 - 2029 theo phương thức mới. Dự Đại hội có đồng chí Lại Hà Phương - Chủ tịch LĐLĐ quận, đại diện lãnh đạo, cùng toàn thể đại biểu, người lao động Công ty.
Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Thông báo số 3205/TB-SGDĐT về việc tuyển sinh vào lớp 10 đối với một số cơ sở giáo dục năm học 2024 - 2025.
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

(LĐTĐ) Sáng ngày 21/9, đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, bà Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến (tỉnh Quảng Bình).
Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Tin khác

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động