Bảo vệ người tiêu dùng thời “số hóa”

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, các giao dịch điện tử, hình thức kinh doanh mới ứng dụng nền tảng số đã phát triển mạnh và mang lại cho người tiêu dùng nhiều thuận lợi, nhưng cũng nhiều bất cập. Cụ thể, quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này lại chưa kịp điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, việc sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cần thiết và được kỳ vọng sẽ giải quyết được phần gốc của vấn đề trong thời đại thương mại điện tử, buôn bán trên không gian mạng (gọi tắt thời số hóa).
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tăng tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho sinh viên các trường đại học

Chưa theo kịp phát triển của xã hội

Vừa qua, sự kiện Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp chuyên đề pháp luật, trong đó có việc cho ý kiến xung quanh dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Đây là một trong những dự thảo luật nhận được sự quan tâm của dư luận, vì người tiêu dùng kỳ vọng, tới đây với việc Quốc hội thông qua dự thảo Luật này sẽ góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ tốt hơn, trong bối cảnh chế tài hiện hành (luật và các văn bản hiện hành) đã không còn phù hợp với dòng chảy của công nghệ, khi buôn bán chủ yếu qua thương mại điện tử và không gian mạng.

Bảo vệ người tiêu dùng thời “số hóa”
Giá các mặt hàng tiêu dùng tăng lên theo giá xăng, nhưng lại “chần chừ “ giảm khi giá xăng giảm. (Ảnh Đ.Đ)

Thực tế, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội thông qua ngày 17/10/2010 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011, từ đó đến nay Luật đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, đáng chú ý là việc hình thành hệ thống văn bản pháp luật, hệ thống cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương; mạng lưới các Hội Bảo vệ người tiêu dùng và một số thành tựu trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm khuyết tật, bảo hành và thực thi các trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đặc biệt, quyền lợi của người tiêu dùng đã được tôn trọng hơn, bình đẳng hơn, tính công khai minh bạch trong mua bán được cải thiện, các đơn vị bán lẻ từng bước xây dựng được thương hiệu của mình thông qua công tác phục vụ và công tác bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế dựa trên nền tảng trực tuyến đã đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong khi các quy định của pháp luật về vấn đề này chưa kịp điều chỉnh, các chế tài chưa đủ mạnh, nhiều bất cập… đặc biệt là những ứng biến với sự bất thường của nền kinh tế, thiên tai, dịch bệnh.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú cho rằng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thực thi đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, vẫn chưa thể hiện được hết quyền và trách nhiệm của Hiệp hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh... chủ yếu là đi hòa giải. Điều này cho thấy, vai trò của các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như các Hiệp hội, Cục Quản lý cạnh tranh còn mờ nhạt, việc bảo vệ người tiêu dùng còn hạn chế…

Ông Vũ Vinh Phú nêu ví dụ, một trong những vấn đề đang được dư luận băn khoăn đó là, khi giá xăng tăng thì đồng loạt giá các mặt hàng tiêu dùng tăng theo; thế nhưng, khi giá xăng được điều chỉnh giảm xuống thì giá các mặt hàng khác lại “chần chừ”, không giảm theo. Điều này đã và đang ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, trong khi đó, sự điều chỉnh của Nhà nước chưa cho thấy có tác động đến việc giảm giá các mặt hàng tiêu dùng trong thời điểm hiện tại.

“Dù Chính phủ đã có chỉ đạo nhưng việc thực thi bên dưới chưa thực sự hiệu quả. Hiện nay, vẫn chưa có các biên bản kiểm tra giá ở các siêu thị, nếu kiểm tra giá ở chợ thì khó vì người ta không niêm yết giá, còn trong siêu thị thì có niêm yết giá, tại sao không kiểm tra? Quan điểm của tôi, nếu các cơ quan chức năng không thực hiện nghiêm trách nhiệm của mình thì cũng phải truy trách nhiệm trong việc để cho giá hàng hóa tự do “nhảy múa”, không thực hiện theo chỉ đạo. Những vấn đề này, khi xây dựng luật cần lưu ý”, ông Phú cho hay.

Cần xử lý từ “gốc”

Theo số liệu từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho thấy, trong năm 2021, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng của Bộ đã tiếp nhận hơn 13.000 cuộc gọi, tăng hơn 17% so với năm 2020. Số lượng đơn thư khiếu nại được giải quyết tại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng là hơn 1.300 vụ việc, tăng 122% so với năm 2019. Các phản ánh, khiếu nại đều liên quan đến các lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 cũng như sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi, thói quen tiêu dùng của người dân như lĩnh vực thương mại điện tử; hàng không, dịch vụ vận tải và phương tiện vận chuyển.

Trong bối cảnh hoạt động thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, với các hình thức mua bán trực tuyến trên các website thương mại điện tử, qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo… đã xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới.

Với số liệu trên cho thấy, việc phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng ngày càng tăng, trong khi năng lực xử lý của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa triệt để. Thực tế cho thấy, quyền lợi của người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm bởi một số doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ, chính xác những quy định pháp luật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Bởi thế, khi dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được đưa ra, nhiều người kỳ vọng sẽ hạn chế được những bất cập đang tồn tại.

Luật sư Đào Đăng Sơn (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, khi sửa đổi, Luật cần có những quy định rộng mở hơn về chức năng giải quyết tranh chấp cho các tổ chức không chỉ là các cơ quan Nhà nước như hiện nay, mà có thể quy định quyền cho các tổ chức chính trị xã hội hoặc Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng. Trên cơ sở có thẩm quyền, các tổ chức này sẽ căn cứ các quy định của pháp luật để quyết định phương án xử lý vi phạm. Thậm chí, cần xử lý nghiêm, thậm chí là xử lý hình sự đối với trường hợp nào tái phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng để mang tính răn đe.

Cùng quan điểm trên, theo chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là phải bảo vệ từ “gốc”, phải kiểm soát chặt từ biên giới, xử lý triệt để hàng lậu, hàng kém chất lượng, khi nhập hàng hóa phải đảm bảo chất lượng thì mới cho nhập. Cùng với đó, phải quản chặt từ khâu sản xuất, chứ không phải là khi người tiêu dùng sử dụng hàng kém chất lượng rồi thì mới đi giải quyết.

“Tôi cho rằng, các cơ quan chức năng hiện nay đang đặt nặng vấn đề hậu kiểm. Cá nhân, tôi không đồng tình với quan điểm này. Những cái gì “chui vào bụng” nhân dân, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân thì phải chú trọng công tác “tiền kiểm”, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tất nhiên, là phải kiểm nhanh, kiểm chính xác, kiểm không phiền hà doanh nghiệp. Chứ nếu mà “hậu kiểm” thì khác gì “thả gà ra đuổi”. Hãy phòng từ “gốc”, đừng xử lý từ “ngọn”!”, ông Phú bày tỏ. /.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

(LĐTĐ) Từ 25/11 đến 1/12 sẽ diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024. Điểm nhấn của Tuần lễ là hàng triệu người tiêu dùng cả nước sẽ được chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc…
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu

Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong xu thế chuyển đổi xanh hiện nay, ngành giấy đang có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế tuần hoàn. Ngoài đặc thù của ngành, nhu cầu của thị trường về sản phẩm giấy làm từ nguyên liệu tái chế tăng. Ý thức của doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn được nâng cao và đang tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành, nhất là sản xuất giấy bao bì.
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(LĐTĐ) Sáng ngày 12/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu tham dự sự kiện và có những bài phát biểu quan trọng.
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc

Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc

(LĐTĐ) Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ chính thức quay trở lại với chuỗi hoạt động hấp dẫn và khuyến mãi khủng, mở ra "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc".
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả

Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày săn sale 11/11 hằng năm là ngày mà mọi người nhận ưu đãi từ các cửa hàng trực tuyến. Để săn sale hiệu quả trong ngày 11/11, người tiêu dùng cần lưu ý một số điểm để không lãng phí tiền mà vẫn có được sản phẩm ưng ý.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước

(LĐTĐ) Tháng 10/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà nội ước tính đạt 77,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng 9/2024 và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô đạt 699,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Phiên bản di động