Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

(LĐTĐ) Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc liên quan đến vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm này vẫn diễn ra với hình thức ngày càng tinh vi hơn.
Thêm ngân hàng giảm lãi suất vay kinh doanh về dưới 10% Yếu tố nào đưa ngân hàng Việt vào Top thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới? Hà Nội: Phát hiện gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi hàng giả

Nhức nhối vấn nạn hàng giả, hàng nhái

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các vụ việc vi phạm hàng giả, hàng nhái xuất hiện và phổ biến trên các kênh thương mại điện tử với tốc độ và quy mô ngày càng lớn khiến cho lực lượng chức năng rất khó khăn trong công tác phát hiện và xử lý.

Vấn nạn này, ngoài việc ảnh trực tiếp tới nền kinh tế, quyền lợi của người tiêu dùng, còn gây tác động tới giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ
Các khách mời tham gia tọa đàm "Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ"

Chia sẻ về vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, tại buổi tọa đàm “Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ” do Tạp chí Công Thương tổ chức, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Cục, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, từ giữa 2022 khi dịch Covid-19 có dấu hiệu dừng hẳn thì vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bắt đầu sôi động trở lại.

“Qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) trong năm qua chúng tôi thấy rằng, sự nhức nhối của hàng giả, hàng nhái xâm phạm quyền trí tuệ đang ngày càng phức tạp và tinh vi”, ông Trần Hữu Linh cho hay.

Cũng theo ông Trần Hữu Linh, vấn nạn hàng giả, hàng nhái được thể hiện ở 3 khía cạnh đó là: Vấn đề về thương hiệu và nhãn hiệu của sản phẩm; chủng loại sản phẩm bị làm giả, làm nhái và xâm phạm quyền; và thứ 3 là phương thức kinh doanh sản phẩm hàng giả, hàng nhái.

Tổng cục trưởng, Tổng cục QLTT cũng cho biết, sau 2 năm dịch Covid-19, hiện tốc độ phát triển thương mại điện tử ngày càng tăng lên. Đặc biệt, thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội và các sàn giao dịch thương mại điện tử bây giờ là kênh để tiêu thụ chính hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Hàng giả, hàng xâm phạm quyền thì thiệt hại đầu tiên chính là người tiêu dùng. Trong khi đó, vấn nạn hàng giả, hàng nhái cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. “Thương hiệu bị làm giả, làm nhái và nguy hiểm nhất là nó làm xói mòn sức sản xuất của doanh nghiệp khi phải cạnh tranh với hàng giả, hàng nhái vừa rẻ, trong khi đó người dân thì vẫn thỏa hiệp trong việc mua hàng giả”, ông Linh đề cập.

Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng, Tổng cục QLTT (Bộ Công Thương) chia sẻ tại tọa đàm "Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ"

Đại diện Tổng cục QLTT cũng cho rằng, hàng giả bày ở ngoài đường, ngoài phố, ngoài cửa hàng thì rất dễ, nhưng hiện nay thực sự Internet đang là một mặt trận mới trong công tác chống hàng giả, mặt trận rất nóng bỏng, có lẽ phải đến 80 - 90% hiện nay hàng giả xâm phạm quyền xử tệ là được tiêu thụ, được mua bán trên mạng. Đây là một mặt trận rất khó khăn, bởi vì bắt ở ngoài thực tế đã khó rồi, bắt trên mạng còn khó hơn rất nhiều, bởi vì đặc thù của internet.

Tất cả các chủ thể đều phải có trách nhiệm

Có thể thấy, thời gian qua, công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được các cơ quan chức năng vào cuộc sát sao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia để xử lý triệt để vấn nạn này cần sự phối hợp tổng lực và có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành trung ương và địa phương, các doanh nghiệp và sự giúp sức của người tiêu dùng.

Ông Trần Hữu Lĩnh, Tổng cục trưởng, Tổng cục QLTT cho rằng, việc đi kiểm tra của lực lượng QLTT hay các lực lượng chức năng như Công an, Hải quan… chỉ là phần ngọn; mà điều quan trọng nhất là tất cả các chủ thể, từ người bán, người sản xuất cho đến người tiêu dùng là người mua hàng đều phải có trách nhiệm trong cuộc chiến chống hàng giả này.

Chia sẻ ở góc độ doanh nghiệp, bà Bùi Thị Thu Hiền, đại diện Bộ phận pháp lý, Công ty TNHH URC Việt Nam cho biết, URC luôn chủ động khuyến khích người tiêu dùng kiểm tra các logo, các nhãn sản phẩm cũng như tem sản phẩm. Đối với thương hiệu của URC, luôn có những đặc điểm phân biệt rõ ràng về đầy đủ các thông tin bảng thành phần cũng như các chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Chúng tôi cũng thực hiện những chiến lược truyền thông thông qua các kênh truyền thông chính thức như tivi, báo chí để làm sao cho người tiêu dùng có thể lựa chọn đúng các sản phẩm chính hãng của công ty như là C2, Rồng đỏ và các nhãn hiệu khác của Công ty”, bà Hiền nhấn mạnh.

Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ
Bà Bùi Thị Thu Hiền, đại diện Bộ phận pháp lý, Công ty TNHH URC Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm

Không chỉ khuyến khích người tiêu dùng chủ động kiểm tra sản phẩm, theo đại diện URC, doanh nghiệp còn chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện, kết hợp xử lý các hành vi vi phạm nếu có.

“URC luôn hiểu rằng việc quản lý của các cơ quan nhà nước rất là quan trọng trong việc phòng, chống hàng nhái, hàng giả và theo đó thì chúng tôi cũng có một số đề xuất nhỏ đến các cơ quan. Đó là làm sao để đẩy nhanh được quá trình xử lý vi phạm, đồng thời có thể là nâng cao mức hình phạt đối với chủ thể vi phạm, đối với các vi phạm về xâm phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt là những hành vi vi phạm nhiều lần để nhằm tăng tính răn đe cho người thực hiện hành vi vi phạm đó”, đại diện URC nói.

Đề cập đến công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian tới của lực lượng QLTT, ông Trần Hữu Linh cho biết, chiến lược của lực lượng QLTT của chúng tôi trong thời gian tới, ít nhất là đến năm 2025 đã cụ thể hóa thành mục tiêu rất cụ thể và đã trình Bộ cũng như Chính phủ đấy là làm sao có những bước tiến đáng kể đẩy lùi được nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Để làm được việc đó, đại diện Tổng cục QLTT cũng cho rằng, cần phải làm rất nhiều việc, từ điều chỉnh lại chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chế tài cho đến tăng cường công tác kiểm tra thực thi đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phối hợp rất nhiều thứ, phối hợp với các lực lượng chức năng.

Trong thời gian ngắn hạn trước mắt lực lượng QLTT tập trung vào một số nội dung cụ thể, đó là, tiếp tục nhận diện cho đúng lý do, nguyên nhân cũng như mức độ và các phương thức, thủ đoạn làm hàng giả rất phức tạp, tinh vi, từ đó có những biện pháp cụ thể; triển khai kế hoạch kiểm tra các đối tượng bán hàng trên mạng xã hội…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.
Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

(LĐTĐ) Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đườn
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

(LĐTĐ) Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.
Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

(LĐTĐ) Theo Điều 21 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng phải tuân theo quy định pháp luật về báo chí, xuất bản, quảng cáo, và bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.

Tin khác

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý) và trao ủng hộ 500 suất quà là nhu yếu phẩm ủng hộ các gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Anh Thân Đỗ Thành, 27 tuổi, trú tại khu phố Ngọc Liên, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã trở thành khách hàng may mắn tiếp theo của chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” khi trúng 9 triệu đồng nhờ giải khát với Trà Dr Thanh.
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

(LĐTĐ) Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết thiết đến các vùng bị chia cắt do bão, lũ. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại; dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Xem thêm
Phiên bản di động