Bảo vệ và phát triển văn hóa trên địa bàn Thủ đô: Phải có cơ chế “vượt trước”

(LĐTĐ) Bảo vệ, phát triển văn hóa là một trong chín nhóm chính sách được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, nhằm giúp Hà Nội có cơ chế vượt trội, đặc thù để bảo tồn cũng như phát huy được bản sắc văn hóa của Thủ đô.
Định hướng, chính sách và nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô Phát triển văn hóa bền vững trong tiến trình xây dựng huyện thành quận

Làm rõ các chế độ ưu đãi, đối tượng ưu đãi

Ban Soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa làm việc với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để làm rõ một số nội dung của Dự thảo Luật liên quan đến các chính sách về văn hóa.

Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến cho biết, liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quy định tại các Điều 18, 22, 23, 24, 37, 39, 42, 43, 45, 46 của Dự thảo Luật Thủ đô.

Bảo vệ và phát triển văn hóa trên địa bàn Thủ đô: Phải có cơ chế “vượt trước”
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng lĩnh vực văn hóa của Hà Nội cần có các quy định, cơ chế tập trung, tránh dàn trải

Trong đó, về ưu đãi đầu tư (Điều 46) Dự thảo Luật quy định đối tượng ưu đãi là dự án đầu tư trong một số ngành công nghiệp văn hóa gồm: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, du lịch văn hóa; nội dung ưu đãi chủ yếu là miễn tiền đất, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng cần rà soát quy định pháp luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời làm rõ các chế độ ưu đãi, đối tượng ưu đãi để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Ngoài ra cũng có ý kiến đề nghị khoanh lại phạm vi để bảo đảm tính khả thi đồng thời làm rõ cơ chế để khai thác, thu lợi nhuận từ các ngành này.

Góp ý đối với Điều 23 của Dự thảo Luật, đại diện Cục Di sản văn hóa cho rằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa hiện nay đã khá đầy đủ. Do vậy, việc giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kiến trúc xây dựng; biện pháp bảo tồn, quản lý, khai thác sử dụng các công trình để cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị và bảo tồn, phát huy giá trị khu nội đô lịch sử cần theo hướng các nguyên tắc đặc thù để tránh trùng lặp.

Cùng với đó, hiện nay, Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa, vì vậy để đảm bảo thống nhất với Luật Di sản văn hóa, Dự thảo Luật nên xem xét điều chỉnh theo hướng chỉ giao cho tư nhân “quyền sử dụng bảo tàng” thay vì giao “quyền quản lý” bởi khối lượng di sản lưu trữ tại bảo tàng là rất lớn.

Về bảo vệ và phát triển văn hóa, thể thao tại Điều 24, đại diện Cục Nghệ thuật biểu diễn đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ là “văn nghệ sĩ tài năng”. Hiện, Dự thảo Luật giao Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định phạm vi hỗ trợ, mức hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành của Trung ương theo khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội đối với huấn luyện viên, vận động viên đạt giải thể thao thành tích cao, nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể; việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội đối với nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể…

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đề nghị với vấn đề phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội, Ban soạn thảo cần thiết kế thành 1 Điều riêng chứ không nằm rải rác trong Dự thảo Luật như hiện nay bởi đây là vấn đề lớn, cần xác định tính đặc thù như phát triển các khu công nghệ cao tại Hà Nội.

Cần những quy định mang tính đặc thù, “vượt trước”!

Tại Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” mới đây, PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Hà Nội góp ý vào Điều 24, đề nghị sửa từ “bảo vệ” thành “bảo tồn”, và quy định khoản 1 Điều 24 như sau: “Bảo tồn và phát triển văn hóa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; bảo đảm cân bằng giữa bảo tồn và phát triển; quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả để văn hóa trở thành nguồn lực mới cho phát triển Thủ đô. Ưu tiên các nguồn lực cho bảo vệ và phát triển văn hóa trên địa bàn Thủ đô”.

PGS.TS Phạm Thị Thu Hương cũng đề nghị cần cho phép thành phố Hà Nội được áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa, và hình thức này nên được thực hiện chính thức và quy định trong Luật (như Dự thảo).

Về thành lập Quỹ Bảo vệ, phát triển văn hóa và tái thiết khu nội đô lịch sử của Thủ đô, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương góp ý, chỉ nên đặt tên ngắn gọn là Quỹ văn hóa Thủ đô, bởi lẽ, chữ “văn hóa” ở đây được hiểu là lĩnh vực văn hóa, bao gồm các hoạt động: Bảo vệ di sản văn hóa, phát huy giá trị di sản văn hóa, sáng tạo văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tái thiết khu nội đô và các hoạt động khác thuộc về văn hóa.

“Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này cần có những quy định về cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, “vượt trước” về văn hóa, để mục tiêu “kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô” có thể trở thành hiện thực”, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương nói.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng, để xứng tầm vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến thì lĩnh vực văn hóa của Hà Nội cần có các quy định, cơ chế đặc thù, nổi bật, tập trung, tránh dàn trải, để Hà Nội thực sự là một trong những địa phương tiên phong trong xây dựng công nghiệp văn hóa. Theo Thứ trưởng, nếu lĩnh vực văn hóa được Hà Nội thực hiện tốt, sẽ tạo được sự đồng thuận của người dân cũng như tạo được tính lan tỏa cho các địa phương lân cận.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Xem thêm
Phiên bản di động