Bất chấp đại dịch Covid-19, Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 diễn ra theo kế hoạch

Năm 2020, người Mỹ đi bầu cử theo ngày đã được ấn định, cho dù đại dịch Covis-19 vẫn đang hoành hành trên nước này.
Những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về bầu cử Tổng thống Mỹ
Kịch bản tranh cử 2020 của Trump trước những thách thức chồng chất

Ngày bầu cử Mỹ được ấn định từ năm 1845

Sơ khởi, các tiểu bang được phép tổ chức bầu cử bất cứ lúc nào họ muốn trong khoảng thời gian 34 ngày trước ngày thứ Tư đầu tiên của tháng 12, tuy nhiên, hệ thống bầu cử này có những khiếm khuyết của nó. Việc biết kết quả bỏ phiếu sớm có thể ảnh hưởng đến số cử tri đi bầu cũng như ảnh hưởng đến sự lựa chọn ở các tiểu bang tổ chức bầu cử muộn, và những cử tri vào phút chót đó có khả năng quyết định kết quả của toàn cục cuộc bầu cử.

Để hạn chế những ảnh hưởng này, Quốc hội Mỹ đã ấn định ngày bầu cử như hiện nay với hy vọng đơn giản hóa quy trình bỏ phiếu. Theo luật liên bang, ngày bầu cử sẽ được tổ chức vào thứ Ba đầu tiên sau thứ Hai đầu tiên trong tháng 11, tổ chức 4 năm 1 lần, được Quốc hội Mỹ lựa chọn và thông qua vào năm 1845.

Bầu cử Tổng thống Mỹ tổ chức 4 năm một lần; Nguồn: wikipedia.org
Bầu cử Tổng thống Mỹ tổ chức 4 năm một lần; Nguồn: wikipedia.org

Vào thế kỷ 19, nghề nông rất quan trọng đối với hầu hết các cộng đồng Mỹ, phần lớn công dân Mỹ là nông dân và sống xa nơi bỏ phiếu, phải mất ít nhất 1 ngày để đến điểm bầu cử, nên các nhà lập pháp cần phải tạo ra khoảng trống hai ngày để người dân di chuyển. Nếu tổ chức vào mùa xuân và đầu mùa hè, cuộc bầu cử sẽ trùng với mùa gieo hạt; vào cuối mùa hè và đầu mùa thu, cuộc bầu cử sẽ trùng với mùa thu hoạch. Tháng 11 - thời điểm cuối mùa thu, thu hoạch mùa màng đã xong, là tháng nông nhàn - vì vậy, tổ chức bầu cử trước khi đón mùa đông khắc nghiệt là lựa chọn tốt nhất.

Bầu cử được tổ chức vào thứ Ba vì hai lý do - tránh ngày 1/11, nghỉ để đi lễ cầu nguyện (All Saints Day, còn được gọi là All Hallows' Day, Hallowmas); không ảnh hưởng đến ngày đi chợ của các nông dân, thông thường diễn ra vào ngày thứ tư lúc bấy giờ và là ngày mà các thương lái tổng kết doanh thu và công việc tháng trước. Tuy nhiên, năm 2009, nghị sĩ Steve Israel cho rằng cần thay đổi ngày này để phù hợp với bối cảnh hiện đại; việc tổ chức bầu cử vào ngày làm việc khiến số người đi bầu thấp đi.

Steve Israel đã trình một dự luật để chuyển ngày bầu cử sang cuối tuần, nhưng không được thông qua với lý do về hậu cần như khó khăn trong việc đảm bảo thiết bị và thuê nhân viên. Ngày bầu cử là ngày nghỉ lễ tại một số tiểu bang như Delaware, Hawaii, Kentucky, New York, New Jersey và lãnh thổ Puerto Rico. Một số tiểu bang khác quy định người lao động được phép nghỉ làm để đi bầu mà vẫn được trả lương. Một số chính trị gia đã vận động để ngày bầu cử trở thành ngày nghỉ lễ liên bang, tuy nhiên điều này chưa thành hiện thực.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Cuộc bầu cử năm 2020 sẽ ​​diễn ra vào thứ Ba, ngày 3/11/2020, sẽ bầu Tổng thống Mỹ thứ 59 và Phó Tổng thống, diễn ra cùng ngày với các cuộc bầu cử Quốc hội (33 ghế thượng viện và tất cả 435 ghế hạ viện) và địa phương (11 chức vụ thống đốc). Cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 là một cuộc bầu cử gián tiếp, nơi các cử tri bỏ phiếu bầu chọn các đại cử tri; và dựa trên kết quả tại khu vực mà họ đại diện, các đại cử tri này trực tiếp bầu Tổng thống và Phó Tổng thống mới hoặc bầu lại những người đương nhiệm vào ngày 14/12/2020.

Bầu cử Tổng thống Mỹ thường là cuộc đua giữa đại diện hai đảng lớn Cộng hòa và Dân chủ; Nguồn: askideas.com
Bầu cử Tổng thống Mỹ thường là cuộc đua giữa đại diện hai đảng lớn Cộng hòa và Dân chủ; Nguồn: askideas.com

Điều 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ quy định để một người làm Tổng thống Hoa Kỳ, cá nhân đó phải là công dân sinh ra ở Hoa Kỳ, ít nhất 35 tuổi và là cư dân Hoa Kỳ trong ít nhất 14 năm. Các ứng cử viên cho chức Tổng thống thường tìm kiếm sự đề cử của một trong các đảng chính trị khác nhau của chính trường Mỹ, trong trường hợp đó, mỗi đảng có một phương thức (như bầu cử sơ cấp) để chọn ứng cử viên phù hợp với đảng nhất để tranh cử. Sau đó, người được đề cử chọn một Phó Tổng thống liên danh của đảng đó (ngoại trừ Đảng Libertaria - chọn ứng cử viên Phó Tổng thống của mình bằng cách bỏ phiếu).

Tổng thống đương nhiệm Donald Trump từ Florida, người đang tái tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng của mình, được tái đề cử làm ứng cử viên đại diện cho đảng Cộng hòa ngày 17/3/2020. Cựu Phó Tổng thống Joe Biden từ Delaware đã được đề cử làm ứng cử viên đại diện cho đảng Dân chủ ngày 8/4/2020 sau khi thượng nghị sĩ Bernie Sanders từ Vermont rút lui. Người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 dự kiến ​​​​sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2021.

Bầu cử Mỹ từng diễn ra trong dịch bệnh

Ngày 30/5, viện cớ đại dịch Covid-19, Tổng thống Trump lên tiếng về khả năng hoãn ngày bầu cử, lập tức ý kiến này bị các nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ bác bỏ. Quốc hội Mỹ là cơ quan có thẩm quyền duy nhất để đưa ra quyết định có thay đổi ngày bầu cử Tổng thống hay không. Sau đó, Nhà Trắng đã chính thức xác nhận cuộc tổng tuyển cử sẽ vẫn tiến hành như đã định vào ngày 3/11.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 diễn ra trong đại dịch Covid-19; Nguồn: cnu.edu
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 diễn ra trong đại dịch Covid-19; Nguồn: cnu.edu

Trong lịch sử, người Mỹ cũng từng đi bỏ phiếu khi dịch bệnh hoành hành. Mùa thu năm 1918, Hoa Kỳ đang tiến tới một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ không giống như trước đó. Không chỉ Tổng thống Woodrow Wilson và các thành viên đảng Dân chủ đang cố gắng duy trì quyền kiểm soát Quốc hội trong suốt thời gian diễn ra Thế chiến I, họ còn cố gắng làm như vậy ngay giữa một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử.

Làn sóng đầu tiên của “dịch cúm Tây Ban Nha” đã bắt đầu vào mùa xuân năm đó, khi những ca bệnh chính thức đầu tiên được ghi nhận tại Trại Funston (Kansas); làn sóng thứ hai xuất hiện vào tháng 9/918 gần Boston, còn tồi tệ hơn nhiều. Lần này, bệnh cúm lây lan nhanh chóng vào dân thường của Boston và các thành phố khác ở bờ Đông; chỉ trong tháng 10, đã cướp đi sinh mạng của 195.000 người Mỹ.

Khi các nhà khoa học chạy đua để tìm ra loại vắc-xin đặc trị, các quan chức y tế công cộng đã chuyển sang các phương pháp kiểm dịch và cách ly xã hội đã được thử nghiệm qua thời gian. Các quan chức tiểu bang và địa phương trên khắp đất nước đã cấm tụ tập công khai, đóng cửa trường học, nhà thờ, rạp hát, quán bar và các địa điểm khác mà mọi người thường gặp nhau theo nhóm.

Do những lệnh cấm này, nhiều ứng cử viên trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1918 không thể vận động theo cách thông thường, phải dựa vào các hình thức giao tiếp ít trực tiếp hơn, bao gồm đưa tin trên báo hoặc gửi tài liệu chiến dịch qua thư. Vì chính quyền địa phương và các tiểu bang kiểm soát phần lớn các biện pháp được thực hiện để kiểm soát sự lây lan của vi rút, nên việc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ năm 1918 diễn ra rất khác nhau tùy thuộc vào khu vực.

Tại San Francisco, các quan chức y tế đã ban hành lệnh vào cuối tháng 10 quy định mọi người phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng hoặc trong một nhóm từ hai người trở lên. Tất cả nhân viên thăm dò và cử tri được yêu cầu đeo mặt nạ vào ngày bầu cử, khiến tờ San Francisco Chronicle gọi đây là “lá phiếu đeo mặt nạ đầu tiên từng được biết đến trong lịch sử nước Mỹ”.

Cuộc đối đầu Trump-Biden năm 2020 được dự báo sẽ rất kịch tính; Nguồn: i2.cdn.turner.com
Cuộc đối đầu Trump-Biden năm 2020 được dự báo sẽ rất kịch tính; Nguồn: i2.cdn.turner.com

Bất chấp những rủi ro liên quan, dường như có rất ít cuộc thảo luận công khai về việc chỉ đơn giản là hoãn cuộc bầu cử năm đó. Jason Marisam - giáo sư luật tại Đại học Hamline, người đã nghiên cứu cách mà đại dịch cúm ảnh hưởng đến bầu cử giữa kỳ năm 1918 - lập luận rằng, rất có thể đã có cuộc nói chuyện về việc trì hoãn, nếu Hoa Kỳ không xảy ra chiến tranh vào thời điểm đó. Nhưng với việc quân đội của họ chiến đấu ở nước ngoài, tinh thần tự hào công dân của người Mỹ đang lên cao và việc bỏ phiếu được coi là một hành động cần thiết của lòng yêu nước.

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 40% cử tri Hoa Kỳ tham gia bỏ phiếu vào ngày 5/11/1918, so với 50% vào giữa nhiệm kỳ trước đó. Đảng Cộng hòa đã giành được quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện lần đầu tiên kể từ năm 1908, đánh dấu một thất bại lớn đối với Wilson và chương trình chính sách đối ngoại của ông. Tỷ lệ cử tri đi bầu thấp không thể đổ lỗi hoàn toàn cho bệnh cúm mặc dù có tác động. Vào thời điểm đó, khoảng 2 triệu người đàn ông chiếm tỷ lệ cao trong dân số đi bầu của Hoa Kỳ, đang chiến đấu (phụ nữ Mỹ sẽ không có quyền bỏ phiếu cho đến năm 1920).

Mặc dù cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đã diễn ra trong đại dịch, nhưng hậu quả của nó là sự gia tăng các ca nhiễm cúm và tử vong, có thể do việc dỡ bỏ các hạn chế kiểm dịch. Sau đó, 6 ngày sau ngày bầu cử, một hiệp định đình chiến kết thúc chiến sự Thế chiến I. Nhiều người Mỹ rời nhà lần đầu sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng, tụ tập thành từng nhóm để ăn mừng chiến tranh kết thúc. Thật bi thảm, các lễ hội đình chiến và sự trở lại hàng loạt của binh lính từ mặt trận, dẫn đến một đợt gia tăng các ca bệnh cúm mới ở nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Hệ lụy chính trị từ cuộc bầu cử năm 1918 cũng hiển hiện. Các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội trở lại nắm quyền, sau đó đã ngăn chặn việc phê chuẩn Hiệp ước Versailles và tư cách thành viên của Hoa Kỳ trong Hội Quốc liên (League of Nations) được Wilson cổ xúy. Năm 1920, Warren G. Harding đắc cử tổng thống, đánh dấu sự kết thúc của Kỷ nguyên Tiến bộ (Progressive Era) và bắt đầu kỷ nguyên thống trị của Đảng Cộng hòa kéo dài thêm 12 năm nữa./.

Theo Lê Ngọc/vov.vn

https://vov.vn/the-gioi/bat-chap-dai-dich-covid-19-bau-cu-tong-thong-my-2020-dien-ra-theo-ke-hoach-780098.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng dân số, Chi cục Dân số Hà Nội đã lựa chọn quận Bắc Từ Liêm thực hiện thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn.
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Nâng cao thể lực, sẵn sàng cho mùa giải đấu lớn

Nâng cao thể lực, sẵn sàng cho mùa giải đấu lớn

(LĐTĐ) Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì năng lượng, nâng cao thể lực và tối ưu hóa hiệu suất thi đấu trong bóng đá. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp các cầu thủ chống lại sự mệt mỏi, duy trì sự tập trung và hiệu quả trong mỗi trận đấu, đặc biệt khi gặp phải những đối thủ mạnh tại giải đấu quan trọng vào cuối năm 2024.
Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN

(LĐTĐ) Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hóa và du lịch giữa Việt Nam - Malaysia, cũng như toàn Đông Nam Á. Sự kiện diễn ra với sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân chuyến thăm chính thức Malaysia.
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số

Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Để nâng cao chất lượng dân số, Hà Nội tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ Thành phố đến cơ sở; tăng cường thanh tra các hoạt động can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi theo quy định nhằm hạn chế tối đa chênh lệch giới tính khi sinh,…
“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững

“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững

(LĐTĐ) Các giải pháp triển khai của ngành ngân hàng thời gian qua đã góp phần thúc đẩy quá trình thực hành ESG, xanh hóa hoạt động ngân hàng, kịp thời đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn để thực hiện các dự án xanh, bền vững, vì lợi ích cộng đồng.
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 15/11 đến ngày 22/11), trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi (tăng 3 ca so với tuần trước đó), trong đó có 26 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi.

Tin khác

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

(LĐTĐ) Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

(LĐTĐ) Theo AP, đến thời điểm 11h45 (giờ Việt Nam), ông Trump có 230 phiếu đại cử tri, trong khi bà Harris được 205 phiếu.
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

(LĐTĐ) Hơn 10 năm sau khi MH370 mất tích, Malaysia sắp khởi động lại cuộc tìm kiếm dựa trên một đề xuất "đáng tin cậy" chỉ ra khu vực cần tìm là phía nam Ấn Độ Dương.
Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

(LĐTĐ) Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 là cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử, với tổng số tiền đóng góp lên tới 15,9 tỷ USD.
Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas

Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas

(LĐTĐ) Các bang Mỹ đang tiến hành kiểm phiếu, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng ở bang Florida và Texas.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 6/11 (giờ Hà Nội) ông Donald Trump đang được 101 phiếu đại cử tri, còn bà Kamala Harris được 52 phiếu.
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng

Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng

(LĐTĐ) Bão nhiệt đới Trami đã trút mưa lớn trên khắp các hòn đảo chính của Philippines, gây ra lũ lụt trên diện rộng ảnh hưởng đến khoảng 150.000 người khi chính phủ đóng cửa hầu hết các hoạt động.
Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024

Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024

(LĐTĐ) Hội nghị về chương trình Erasmus+ (Erasmus+ Day) được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 22 và 23 tháng 10, với sự phối hợp giữa Phái đoàn Liên minh châu Âu (EUDEL) tại Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas

Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas

Trong một thông điệp gửi tới hàng chục bộ trưởng ngoại giao trên khắp thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao Israel, ông Israel Katz, xác nhận rằng thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã bị giết. Ông là quan chức Israel đầu tiên công khai xác nhận điều này.
Xem thêm
Phiên bản di động