Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Thực hiện yêu cầu "chống dịch như chống giặc"

Ngày 7/5, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện, thị ủy, cấp ủy các đảng bộ trực thuộc Thành ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện đúng yêu cầu "chống dịch như chống giặc", quyết tâm đẩy lùi đợt bùng phát lần này, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội: Cần phát huy vai trò của Tổ Covid-19 cộng đồng Phòng, chống dịch Covid-19 tiếp tục phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" Hà Nội triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống Covid-19

Ông Đinh Tiến Dũng cho biết, từ ngày 29/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận hàng chục ca mắc tại cộng đồng và 2 chùm ca bệnh phức tạp tại hai bệnh viện lớn của Trung ương là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh) và Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều (huyện Thanh Trì).

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Thực hiện yêu cầu "chống dịch như chống giặc"
Khử khuẩn Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều sau khi ghi nhận ca mắc Covid-19. (Ảnh: Văn Minh)

Ngay khi xuất hiện ca bệnh ngoài cộng đồng liên quan đến ổ dịch tỉnh Hà Nam, Thành ủy Hà Nội đã có các văn bản chỉ đạo, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành bốn công điện, một chỉ thị và các văn bản chỉ đạo. 5 đoàn kiểm tra của Thành phố do các đồng chí Thường trực Thành ủy làm trưởng đoàn đã tích cực kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương.

Thành phố Hà Nội đã thực hiện khoanh vùng, xử lý, truy vết dịch tại 15 khu vực liên quan đến bệnh nhân của 10 quận, huyện, thị xã; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho hơn 3.000 trường hợp liên quan.

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, các cấp, các ngành đã tăng cường công tác tuyên truyền với yêu cầu nhanh hơn, hiệu quả hơn; phát huy vai trò của các tổ Covid-19 cộng đồng; huy động cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng".

Thành phố cũng đã chỉ đạo khẩn trương rà soát các đối tượng đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều. Hà Nội cũng đã xét nghiệm cho hơn 26.000 nhân viên y tế và trên 10.000 bệnh nhân nội trú; tất cả đều cho kết quả âm tính; chỉ đạo các bệnh viện rà soát thực hiện nghiêm an toàn phòng, chống dịch. Toàn Thành phố đã tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 đợt hai cho hơn 58.000 người, đạt trên 111% so với dự kiến.

Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, dịch bệnh tại Hà Nội đang có nguy cơ bùng phát rất lớn bởi các ca mắc ngoài cộng đồng và đặc biệt là 2 chùm ca bệnh tại hai bệnh viện do Bộ Y tế quản lý là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K có diễn biến phức tạp, đã lây nhiễm cho cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Bên cạnh đó, có nhiều ca mắc của các địa phương khác liên quan đến Hà Nội, các ca mắc này có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người. Trong khi, tình hình người nước ngoài nhập cảnh trái phép gia tăng trong thời gian vừa qua.

Trước tình hình đó, Người đứng đầu Đảng bộ Thủ đô yêu cầu các cấp ủy Đảng, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các tổ chức đoàn thể nhân dân từ thành phố xuống cơ sở quán triệt phương châm "chống dịch như chống giặc"; vào cuộc thực hiện công tác phòng, chống dịch với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng thành phố khẩn trương tổng rà soát tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn bảo đảm công tác an toàn phòng chống dịch; yêu cầu các bệnh viện phải thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh… để kịp thời phát hiện sớm những trường hợp mắc SARS-CoV-2; chỉ đạo các địa phương khuyến cáo người dân tạm thời hạn chế lên khám chữa bệnh tại các tuyến trung ương. Hà Nội sẽ xét nghiệm cho các đối tượng có liên quan ngoài cộng đồng.

Các bệnh viện, các cơ sở y tế trên địa bàn phải thông tin ngay danh sách cụ thể các trường hợp F0 của các bệnh viện cho Thành phố và các địa phương để điều tra truy vết; danh sách phải cụ thể, rõ ràng, chính xác địa chỉ, số điện thoại để liên hệ; đồng thời gửi danh sách bệnh nhân đã chuyển viện từ ngày 14/4/2021 tới các cơ sở y tế khác để kịp thời truy vết phát hiện ca bệnh.

Đối với các bệnh viện đang tiến hành phong tỏa, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành, nhất là lực lượng công an và nhân viên y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các bệnh viện thực hiện kiểm soát chặt chẽ theo phương châm "Nội bất xuất - Ngoại bất nhập", không để bệnh nhân, người nhà bệnh nhân giao lưu trong bệnh viện.

Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý các cấp, các ngành từ thành phố xuống cơ sở tiếp tục thực hiện nghiêm túc Điện ngày 27/4/2021 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương, các Công điện số 597/CĐ-BCĐ và số 600/CĐ-BCĐ cùng ngày 5/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19.

Ông Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo và sớm có ngay kiến nghị với Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể việc tiếp nhận bệnh nhân đối với các cơ sở y tế bị tạm thời phong tỏa và hướng dẫn thực hiện dịch vụ xét nghiệm theo yêu cầu.

Bí thư Thành ủy Hà Nội tin rằng, mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường; nhưng một khi cả hệ thống chính trị quyết tâm hành động, được sự ủng hộ của người dân nhất là bằng tinh thần chủ động, tự giác; đợt dịch Covid-19 lần này chắc chắn sẽ bị đẩy lùi.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động